
-
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4%
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025
-
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
-
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
![]() |
Sẽ có 10.735 lao động nông thôn được đào tạo nghề phi nông nghiệp |
Theo kế hoạch, trong tổng số 24.000 lao động được đào tạo sẽ có 13.265 người được đào tạo nghề nông nghiệp, 10.735 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp.
Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 33 nghề, trong đó có 17 nghề phi nông nghiệp (Kỹ thuật điêu khắc gỗ; kỹ thuật sơn mài; thêu, ren mỹ thuật; sản xuất hàng mây tre, giang đan; hàn điện; điện dân dụng; mộc dân dụng; mộc mỹ nghệ; dịch vụ nhà hàng; xây trát dân dụng; pha chế đồ uống; sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; kỹ thuật khảm trai; may công nghiệp; thiết kế tạo mẫu tóc; sửa chữa xe gắn máy; sửa chữa điện thoại di động)
16 nghề nông nghiệp (Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh; trồng lúa chất lượng cao; trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn; trồng cây ăn quả; kỹ thuật trồng và chế biến thuốc nam; kỹ thuật trồng chè; kỹ thuật trồng hoa; kỹ thuật chăn nuôi lợn; kỹ thuật chăn nuôi gia cầm; chăn nuôi thú y; kỹ thuật nuôi cá thương phẩm nước ngọt; nuôi trồng và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu; trồng hoa ly, hoa loa kèn; trồng đào, quất cảnh; trồng và sơ chế gừng, nghệ; chăn nuôi gà, lợn hữu cơ).
Lao động nông thôn tham gia học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại học nghề thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm tham gia học nghề. Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/ngày thực học nếu địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
Kế hoạch cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm đào tạo nghề, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt và có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề. Không để các cơ sở đào tạo nghề không đủ điều kiện, tổ chức đào tạo nghề kém hiệu quả tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tổng kinh phí thực hiện chương trình này dự kiến vào khoảng 70,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

-
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD -
Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư -
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc -
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower