-
Tập đoàn ThaiBinh Seed tặng đồng bào miền núi phía Bắc 50 tấn giống cây trồng -
Tập đoàn AEON ủng hộ gần 2,5 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi -
Áp thấp nhiệt đới diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn -
Thái Bình: Tiếp nhận hơn 33,2 tỷ đồng ủng hộ khắc phục hậu quả bão Yagi -
Các hãng hàng không mở bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hơn 290.000 trẻ mầm non, học sinh, sinh viên Đà Nẵng nghỉ học tránh mưa bão
Tỉ lệ sinh viên sư phạm được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chiếm 17,4% số sinh viên nhập học
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25/9/2020 (gọi tắt là Nghị định 116). Nghị định này áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị định 116 đã đạt được một số kết quả nhất định như: Số lượng thí sinh và phụ huynh học sinh quan tâm tới các ngành sư phạm tăng lên, tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển, điểm trúng tuyển và tỷ lệ thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên tăng mạnh tương quan với các ngành, lĩnh vực đào tạo khác, điều đó chứng tỏ các chính sách của Nghị định 116 đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, là tiền đề để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.
Quá trình triển khai Nghị định 116 cũng đã phát sinh một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu (Ảnh minh hoạ) |
Tuy nhiên quá trình triển khai Nghị định 116 cũng đã phát sinh một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.
Theo thống kê qua 3 năm triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tỷ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố.
Số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và được ngân sách nhà nước cấp chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học.
Bộ GD&ĐT nhận định, phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai ở mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.
Đặc biệt, có 06 cơ sở đào tạo giáo viên đã được các địa phương sở tại và lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ (trong đó có 02 trường trọng điểm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 13 chỉ tiêu; Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 51 chỉ tiêu), ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Các địa phương lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên không thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ giáo viên xin về làm việc gây mất công bằng giữa các địa phương với nhau.
Khó khăn, vướng mắc từ việc phân bổ kinh phí hỗ trợ sinh viên sư phạm
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, khó khăn, vướng mắc từ việc phân bổ giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm.
Cụ thể, hằng năm (năm 2021, 2022, 2023), Bộ Tài chính chỉ giao dự toán khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD&ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm thường chậm và phải xin bổ sung so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.
Do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, cân đối thu – chi ngân sách giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
Cụ thể: Khó khăn, vướng mắc từ việc theo dõi thu hồi kinh phí bồi hoàn: Tại Nghị định 116 giao cho cấp UBND cấp tỉnh là cơ quan hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng địa phương không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội, đồng thời các địa phương không chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc giao nhiệm vụ đào tạo, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 71/2020/NĐ-CP và Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
-
Các hãng hàng không mở bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Nghệ nhân sinh vật cảnh Nguyễn Thế Cường hiến kế "cứu" cây xanh gãy, đổ do bão lũ -
Hơn 290.000 trẻ mầm non, học sinh, sinh viên Đà Nẵng nghỉ học tránh mưa bão -
Thành phố Hà Nội công bố danh mục thủ tục hành chính mới -
Giải golf từ thiện “Tấm lòng vàng Nhà đầu tư” quy tụ 144 golfer tham gia thi đấu -
Cà Mau tổ chức kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc vào tháng 11/2024 -
Thông tin về phương án cung ứng sách giáo khoa sau lũ lụt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản