Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Đạt kỳ tích trong năm đầu thực hiện UKVFTA, nhưng doanh nghiệp cần tính kỹ trước chiến lược “Global Britain” của Anh
Thế Hải - 12/03/2022 11:11
 
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh năm 2021 đạt trên 5,7 tỷ USD, tăng 15,4%; nhập khẩu từ Anh gần 900 triệu USD, tăng 24,1%, xuất siêu sang thị trường này hơn 4,8 tỷ USD.
Năm đầu thực thi UKVFTA, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Anh hơn 4,8 tỷ USD.
Năm đầu thực thi UKVFTA, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Anh hơn 4,8 tỷ USD.

Sau 1 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực tạm thời (từ ngày 1/1/2021) và 7 tháng có hiệu lực chính thức (từ ngày 1/5/2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh trong năm 2021 đã có kết quả ấn tượng. 

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch song phương Việt - Anh trong năm 2021 đạt 6,61 tỷ USD, tăng trưởng 17,24%, cơ bản đã phục hồi được về mức kim ngạch năm 2019 sau một năm giảm sâu do tác động của dịch Covid-19.

Ở chiều xuất khẩu, một lượng hàng hóa trị giá hơn 5,7 tỷ USD của nước ta đã được xuất khẩu sang Anh, tăng 14,5%, nhập khẩu từ Anh gần 900 triệu USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam xuất siêu hơn 4,8 tỷ USD.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp cùng Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức Hội nghị  “Một năm thực thi UKVFTA: Thành tựu nội bật và Định hướng sắp tới” vào 15/3/2022 tại Hà Nội để cùng nhìn lại những kết quả đã đạt được sau năm đầu tiên FTA này có hiệu lực.
Đây sẽ là cơ hội cho các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp của cả hai bên cùng thảo luận, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong năm đầu tiên thực thi UKVFTA; xác định định hướng thực thi Hiệp định trong tương lai; bài học kinh nghiệm của những ngành nghề, doanh nghiệp đã tận dụng thành công UKVFTA, những khó khăn, tồn tại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình áp dụng UKVFTA, qua đó tìm ra những giải pháp để thúc đẩy thực thi Hiệp định này hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Bộ Công thương nhận định: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu thị trường giảm và cuộc khủng hoảng vỏ container kéo dài từ đầu năm 2021 thì kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cả năm 2021 có thể nói là “kỳ tích”.

Trong kết quả đó, Hiệp định UKVFTA đóng vai trò đòn bẩy vững chắc, nhờ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau ngày 1/1/2021, nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh vượt trội tại thị trường Anh so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nhiều nước khác. Nguyên nhân chính là những nước này chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Vương quốc Anh.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trưởng tốt.

Dẫn đầu tốc độ tăng trưởng lần lượt là các mặt hàng: sắt thép (1.183%); cao su (82,3%); nông sản (70,8%); sản phẩm mây, tre, cói và thảm (60,3%); hạt tiêu (48%); phương tiện vận tải và phụ tùng (35,3%); gốm sứ (35,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (21%).

Hiện, Chính phủ Anh đã chủ động thực hiện chiến lược thương mại “Global Britain” nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức “có đi có lại” với các đối tác nước ngoài thông qua các FTA . Đồng thời, thúc đẩy đàm phán các FTA với 19 quốc gia hoặc Liên minh các quốc gia trong đó tập trung ưu tiên các đối tác thương mại lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.  

Ngoài ra, Anh cũng quyết tâm gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng nghĩa với việc Anh sẵn sàng mở của thị trường cho nhiều sản phẩm của 11 nước thành viên tham gia Hiệp định này để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Anh. Khi đó, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP.

Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Trong đó, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Anh, châu Âu, đồng thời tích cực chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các các Tập đoàn phân phối lớn như Tesco, Sainburry, Whole Foods, Waitrosse, Mark & Spencers, Liddle, Cosco, Aldi, Strada, Westmill.

Đặc biệt, phải chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh.

Năm 2022, thương mại 2 nước được nhận định có nhiều triển vọng hơn khi tận dụng được các cơ hội to lớn từ FTA song phương, tạo chuyển biến mạnh mẽ về hợp tác đầu tư trong nhiều lĩnh vực.

Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam. Cc doanh nghiệp Anh có 428 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 4 tỷ USD, đứng thứ 15 trong 140 quốc gia có dự án đầu tư tại Việt Nam.


Xuất khẩu hàng Việt sang Anh thuận lợi hơn khi có UKVFTA
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh từ đầu năm 2021 đến nay tăng trưởng hơn 20% nhờ cú hích Hiệp định Thương mại tự do Việt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư