-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Đặt món trực tuyến mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ảnh: Lê Toàn |
Điểm mặt các trang đặt món trực tuyến
Năm 2011, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một trang web đặt món mang tên Eat.vn ra đời, đánh dấu sự có mặt của loại hình giao dịch mới trong ngành kinh doanh ăn uống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn hoạt động, trang này được VCCorp mua lại và phát triển. Tháng 2/2012, thị trường đặt món trực tuyến tiếp tục ghi nhận sự ra đời của Vietnammm.com. Tuy ra đời muộn một năm, nhưng thương hiệu này lại được xem là doanh nghiệp tiên phong trong thị trường gọi món trực tuyến. Sau Vietnammm.com, đã có thêm hàng loạt doanh nghiệp tham gia vào ngành thương mại điện tử này như Foodpanda.vn, chonmon.vn...
Thị trường chính để các doanh nghiệp này phát triển là Hà Nội, TP.HCM với tăng trưởng theo từng năm. Năm 2015, Vietnamm.com đạt số lượng 30.000 đơn hàng/tháng, thứ nhì là Foodpanda.vn với hơn 10.000 đơn hàng/tháng. Năm 2016, Vietnammm.com mua lại Foodpanda.vn. Sau khi hai thương hiệu nhập làm một, ông Jochem Lisser, Tổng giám đốc Công ty cho biết, mỗi tháng, Vietnammm.com có hơn 60.000 đơn hàng, chiếm hơn 30% thị phần.
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, đầu năm 2016, một thương hiệu mới xuất hiện với tên gọi DeliveryNow.vn, một Công ty thuộc Foody.vn. Từ khi ra đời đến nay, đơn vị này có khoảng 10.000 đơn hàng/tháng. Còn chonmon.vn cũng cho biết mình đang có khoảng 3.000 đơn hàng/tháng.
Khi được hỏi về tiềm năng của thị trường này, ông Jochem cho biết, thị trường Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng, vì lượng người sử dụng Internet mới chưa được một nửa dân số. Vì thế, công ty của ông vẫn tiếp tục đầu tư trong thời gian tới, đón đầu lượng người sử dụng Internet đang ngày một gia tăng.
Gọi món trực tuyến - hộ cá thể hưởng lợi
Đại diện Vietnammm.com cho biết, với đặt món trực tuyến, người dân kinh doanh ngành ăn uống hộ cá thể sẽ là đối tượng hưởng lợi chính.
Tại TP.HCM và Hà Nội, hầu như các cửa hàng ăn uống đều liên kết với các trang đặt món trực tuyến. Việc liên kết giúp khách hàng dễ dàng tìm đến và bản thân các quán ăn không phải lo về chỗ ngồi, khâu phục vụ. Chưa kể, đặt món trực tuyến còn giúp món ăn được quảng bá rộng hơn…
Anh Đoàn Thanh Hùng, chủ nhà hàng Gánh tại quận 3 (TP.HCM) cho biết, kể từ năm 2015 khi tham gia gian hàng trên một trang đặt món trực tuyến, doanh thu của nhà hàng Gánh tăng đáng kể, mỗi trưa số phần ăn tăng từ 30 đến 40%.
Không chỉ những quán ăn lớn, những quán nhỏ kinh doanh cá thể cũng được hưởng lợi. Ông Nguyễn Anh Tài, chủ một quán bún riêu, bánh cuốn tại quận Phú Nhuận chia sẻ, kể từ đầu năm 2016, ông đăng ký gian hàng trên một trang đặt món trực tuyến và lượng khách tăng theo cấp số nhân, dẫn đến doanh thu tăng hơn rất nhiều.
Còn với người sử dụng đặt món trực tuyến thì vô cùng tiện lợi, vì chỉ cần vài nhích chuột là có bữa ăn trưa, ăn tối hợp khẩu vị ngay tại nhà, hoặc chỗ làm việc.
Còn doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng, bởi hai nguồn lợi nhuận từ phí đơn hàng và quảng cáo trên trang. Theo ông Jochem, hiện doanh thu chính của Công ty đến từ hoa hồng trên mỗi đơn hàng được đặt trên Vietnammm.com. Tỷ lệ ăn chia vào khoảng 15% đến 20% giá trị đơn hàng.
Đại diện Vietnammm.com, ông Jochem tin rằng, các trang web tập trung vào ẩm thực vẫn có lợi thế riêng với sự tham gia của đa dạng các nhà hàng, đem đến sự tiện lợi cho khách hàng. “Chúng tôi vẫn tiếp tục với mục tiêu trở thành nền tảng gọi món ăn trực tuyến phổ biến và tiện lợi nhất trong thời gian tới”, ông Jochem nói.
-
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung