-
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3%
Bắt đầu từ tháng 1/2013, các Genco 1, 2, 3 đã chính thức ra mắt hoạt động. Khác với rất nhiều kỳ vọng về trụ sở các Genco này sẽ đặt ở Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng - vốn là các trung tâm lớn ở các vùng, trụ sở chính của 3 Genco lại nằm ở những địa phương xa.
Theo đó, trụ sở của Genco 1 đặt tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh. Trụ sở của Genco 2 nằm tại Trà Nóc, TP. Cần Thơ và trụ sở của Genco 3 nằm tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Với cơ cấu các đơn vị thành viên trải dài từ Bắc tới Nam, nằm ở nhiều tỉnh khác nhau, nên câu chuyện mỗi lần đi họp tại các Genco, việc đi lại, di chuyển, ăn ở của các cán bộ cũng không thể thuận tiện bằng khi trụ sở đặt ở Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng.
Tuy nhiên, phát biểu với lãnh đạo Genco 1 khi thăm và làm việc tại đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng nhấn mạnh, việc đặt trụ sở chính không phải ở Thủ đô hay thành phố trung tâm sẽ giúp các Genco bình tĩnh lựa chọn được những cán bộ dám dấn thân và sẵn sàng chấp nhận thử thách để trưởng thành.
“Nếu các Genco lại đặt trụ sở ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, thì chồng hồ sơ gửi gắm người thân vào làm việc sẽ ngất ngưởng, khiến lãnh đạo doanh nghiệp vất vả xử lý”, Phó thủ tướng nói và nhấn mạnh, chưa kể khó bước ra khỏi cái bóng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để trưởng thành, chủ động tham gia cạnh tranh trên thị trường bán buôn điện.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải làm việc với Genco 1
Trên thực tế, việc lựa chọn công việc tại những ngành có mức thu nhập ổn định như ngành điện được rất nhiều người mong chờ. Nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thời gian qua buộc phải cắt giảm sản xuất, hạ thu nhập để chống chọi với khó khăn, nhưng giá điện thì vẫn theo đà tăng để tiến tới cơ chế thị trường.
Việc thành lập các Genco chính là nhằm tái cơ cấu EVN, góp phần vào thực hiện thị trường hóa giá điện. Không chỉ thành lập nên các Genco, bước tiếp theo của câu chuyện tái cơ cấu này là tạo môi trường để các Genco hoạt động tốt để tiếp tục cổ phần hóa và tiến tới bước ra khỏi EVN bởi “nếu vẫn nằm trong EVN thì không tạo ra thị trường”.
Các bước đi này cũng được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho hay, sẽ được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện từng bước, không nóng vội, tránh những tác động không cần thiết đến sự ổn định kinh tế - xã hội, nhất là mặt hàng nhạy cảm, dễ ảnh hưởng như điện.
Thanh Hương
-
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài -
Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức lên đô thị loại II -
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm