-
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu
Kết quả kinh doanh đi xuống
Công ty cổ phần Lương thực - Thực phẩm Colusa - Miliket (Colusa - Miliket) đã có năm suy giảm lợi nhuận thứ 2 liên tiếp, kể từ năm 2018. Báo cáo tài chính của Công ty cho thấy, năm 2020, Công ty thu về 611,3 tỷ đồng, giảm 1,7% so với năm 2019; lợi nhuận gộp đạt 140,7 tỷ đồng, giảm 6,3% so với 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 22,13 tỷ đồng, giảm 10,7% so với năm 2019. Kết quả lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt 23,2 tỷ đồng/năm, thấp hơn 20% so với mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015.
Tính đến hết năm 2020, quy mô tài sản của Colusa - Miliket đạt 250,8 tỷ đồng. Trong đó, giá trị các khoản tiền và tiền gửi các loại lên đến 177,2 tỷ đồng, chiếm 70,6% tổng tài sản. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cũng khá mạnh với việc hoàn toàn không sử dụng nợ vay, vốn chủ sở hữu đạt 142,9 tỷ đồng.
Tuy vậy, tỷ lệ tiền dự trữ cao trong cơ cấu tài sản cũng kéo giảm đáng kể mức sinh lời trên tổng tài sản, nguồn vốn cũng như các vòng quay hoạt động của Công ty khi hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản, nguồn vốn của năm 2020 lần lượt đạt 8,9% và 15,6%.
Với sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng chậm trong nhiều năm, thậm chí suy giảm trong bối cảnh Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về sức tiêu thụ mì ăn liền với sản lượng tăng trưởng đều đặn hàng năm, năng lực cạnh tranh cũng như động lực tăng trưởng của Colusa - Miliket đang là một dấu hỏi lớn.
Từ thương hiệu lớn đến sự lãng quên
Colusa - Miliket được sáp nhập từ Xí nghiệp Chế biến lương thực thực phẩm Colusa và Xí nghiệp Lương thực thực phẩm Miliket. Miliket là đơn vị tên tuổi trong ngành chế biến mì gói Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước, có giai đoạn, mì Miliket chiếm vị trí độc tôn với 90% thị phần.
Tuy vậy, theo thời gian, thị trường ghi nhận sự vươn lên của nhiều tên tuổi mới như Acecook, Masan, Asia Foods..., thị phần của của Colusa - Miliket ngày càng thu hẹp. Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Công ty gần như không tăng trưởng trong 3 năm qua, trái ngược với kết quả của các đối thủ cùng ngành.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chững lại của Colusa - Miliket là quy mô tổng tài sản, nguồn vốn của Công ty chỉ hơn 250 tỷ đồng - con số rất khiêm tốn so với các “ông lớn” trong ngành như Acecook, Masan, Asia Food…
Quy mô nguồn vốn nhỏ, nên việc đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi... bị hạn chế, trong khi những hoạt động này lại đóng vai trò quyết định đối với mức tiêu thụ, bởi các sản phẩm mì ăn liền có tính năng, kiểu dáng không mấy khác biệt, người tiêu dùng lựa chọn chủ yếu dựa vào sự quen thuộc của thương hiệu nhờ quảng cáo...
Trên thực tế, thị trường hầu như không ghi nhận chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ nào về thương hiệu “mì 2 con tôm” hay ghi nhận dòng sản phẩm mới mang tính đột biến của Colusa - Miliket.
Không chỉ hạn chế quảng bá thương hiệu, Colusa - Miliket còn không thực sự chú trọng đầu tư cho năng lực sản xuất.
Tính đến cuối năm 2020, quy mô tài sản cố định hữu hình của Colusa - Miliket vỏn vẹn 15,96 tỷ đồng, giá trị khấu hao chiếm tới 85% nguyên giá. Trong 107 tỷ đồng nguyên giá tài sản cố định đến cuối năm 2020, giá trị tài sản đã khấu hao hết, nhưng vẫn còn sử dụng theo nguyên giá là 51,9 tỷ đồng. Điều này cho thấy, đa phần máy móc, thiết bị của Công ty đã khá cũ kỹ.
Dòng tiền đầu tư tài sản cố định của Colusa - Miliket khá hạn chế với 2,2 tỷ đồng trong năm 2019 và 1,5 tỷ đồng trong năm 2020. Với những con số này, nhiều khả năng Công ty chỉ đầu tư thay thế các thiết bị cũ, chứ khó mở rộng được năng lực sản xuất.
Về sản phẩm, dù theo giới thiệu của Colusa - Miliket, bên cạnh các sản phẩm mì gói giấy 2 con tôm truyền thống, Công ty còn nhiều sản phẩm như hủ tiếu, phở, cháo, mì tô, mì ly… nhưng từ góc nhìn của người tiêu dùng, những sản phẩm này còn ít được biết tới, chưa kể sự hạn chế về mẫu mã, hương vị...
Sự âm thầm, lặng lẽ của Colusa - Miliket cũng không hẳn do thiếu tiền. Với số dư tiền tích lũy dồi dào, dòng tiền kinh doanh thặng dư và cấu trúc vốn không có vay nợ, Công ty hoàn toàn có đủ nguồn lực để tái đầu tư hoặc vay thêm nếu cần. Bên cạnh đó, cơ cấu cổ đông của Công ty cũng khá chất lượng với hơn 70% cổ phần được sở hữu bởi các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Lương thực miền Nam (30,72%), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (20%), Công ty Dịch vụ và thương mại MESA (20,08%).
Rõ ràng, dù sở hữu cấu trúc tài chính mạnh, nhưng nếu không có chiến lược cạnh tranh mới, bước đi phù hợp, thương hiệu Miliket với ánh hào quang trong quá khứ không dễ phục hồi tăng trưởng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.
-
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024