
-
Xúc tiến thương mại chuyên sâu tại Mỹ, EU, ASEAN, Hàn Quốc
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/7/2025
-
Biến tần trung thế ATV6100: Giải pháp linh hoạt, tối ưu hiệu suất, tiết kiệm chi phí cho công nghiệp nặng
-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Trung Quốc
-
Khai mạc Vòng đối thoại địa phương đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 -
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5% sau 6 tháng năm 2025
![]() |
Bông Bạch Tuyết đã tái cơ cấu thành công |
Một điều khá thú vị, mặc dù lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là diêm quẹt lao đao, nhưng Diêm Thống Nhất chưa bao giờ báo lỗ, chỉ là lợi nhuận quá thấp, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.
Bị dồn vào chân tường, ban lãnh đạo Nhà máy Diêm Thống Nhất nhìn nhận không thay đổi sẽ phá sản. Trước tình cảnh ấy, năm 1993, Diêm Thống Nhất chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với tên gọi Công ty CP Diêm Thống Nhất với quy mô hơn 500 lao động. Ngoài duy trì sản xuất diêm truyền thống, Công ty phải mở thêm ngành hàng mới như bao bì carton và sản xuất hộp quẹt gas.
Năm 2014, mặc dù khởi động khá chậm, và vẫn giữ lại diêm truyền thống nhưng Công ty đã đi theo xu hướng của thị trường là đầu tư sản xuất quẹt gas.
Theo ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc Công ty CP Diêm Thống Nhất, chiến lược sản xuất hộp quẹt gas được xác định bằng chất lượng, sự an toàn, giá hợp lý để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Lãnh đạo Diêm Thống Nhất đã nhạy bén sử dụng đúng thương hiệu đã làm nên tên tuổi bao diêm truyền thống để phát triển hộp quẹt gas.
"Chúng tôi tập trung phát triển tối ưu chất lượng bật lửa gas với kiểu dáng độc đáo, đánh lửa nhẹ, độ nhạy gấp 2 lần bật lửa thường nên từ năm 2014, ngay khi ra đời, bật lửa gas Thống Nhất đã được người tiêu dùng chấp nhận, ngay trong năm đầu đã đạt sản lượng tiêu thụ 1,65 triệu chiếc. Liên tiếp 2 năm 2015, 2016, sản lượng đạt lần lượt 5,2 triệu chiếc và 8,5 triệu chiếc. Năm 2017, Diêm Thống Nhất bán được gần 10 triệu bật lửa và năm 2018 đạt kế hoạch lượng tiêu thụ 18 triệu chiếc", ông Hưng cho biết.
Sự thay đổi của Diêm Thống Nhất không lớn, suất đầu tư không cao nhưng là vật tiêu dùng rất thiết thực với đời sống người dân, chất lượng tốt, giá phải chăng nên đã thành công. Như vậy là Công ty CP Diêm Thống Nhất đã có thêm một thương hiệu mới: bật lửa Thống Nhất 4 năm tuổi bên canh diêm Thống Nhất 60 năm tuổi, nhưng chắc chắn bật lửa Thống Nhất sẽ có "tuổi thọ" rất cao nếu được thay đổi mẫu mã ngày càng hiện đại, hợp gu thị trường!
Mì Miliket vẫn thể hiện được sức sống mạnh liệt, mà theo các chuyên gia kinh tế là nhờ vào lợi thế thương hiệu mang tính hoài niệm hấp dẫn người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng còn lại của thời bao cấp, và việc định vị đúng phân khúc khách hàng, áp dụng chiến lược giá rẻ, đa dạng hóa sản phẩm, cùng hệ thống phân phối rộng khắp.
Theo ông Võ Văn Út - Tổng giám đốc Công ty CP Lương thực - Thực phẩm Colusa - Miliket, Công ty vẫn tận dụng hình ảnh đặc trưng 2 con tôm, thay bao bì cũ bằng giấy Kraft, phát triển mạnh ở thị trường nông thôn với giá rẻ, chất lượng đảm bảo. Bên cạnh mì truyền thống, Công ty đã mở rộng danh mục sản phẩm từ thực phẩm chế biến đến gia vị để đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng.
Từ khi bám sát xu hướng thị trường, Colusa - Miliket chưa năm nào bị lỗ mà ngày càng tăng trưởng. Nếu năm 2008, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Colusa - Miliket lần lượt là 174 và 8,5 tỷ đồng thì năm 2017, đã tăng lên 553 và 22,7 tỷ đồng. Bây giờ từ nông thôn đến thành thị, mì tôm Miliket đã quen thuộc trở lại với người nội trợ.
Công ty CP Bông Bạch Tuyết đã trở lại sàn chứng khoán sau 9 năm vắng bóng vì thua lỗ và nợ nần. Việc trở lại sàn chứng khoán là do Công ty đã tái cấu trúc thành công và kết quả kinh doanh trong 2 năm 2016 và 2017 đều đạt lãi ròng 14 tỷ đồng, cùng với đó là thị phần đã tăng trở lại từ 20 - 30% với nhiều sản phẩm mới.
Đầu năm 2018, Công ty CP Nước giải khát Chương Dương đã có sự thay đổi chủ sở hữu khi có cổ đông nước ngoài tham gia điều hành. Cụ thể là tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - người đã mua 53,6% vốn điều lệ tại Sabeco với giá gần 5 tỷ USD, đang được xem là ông chủ tại Chương Dương, vì Sabeco nắm giữ 62% vốn điều lệ tại đây.
Nhìn ở góc độ kinh doanh, sự có mặt của vị tỷ phú này tại Chương Dương, mà hiện đang đứng đầu 2 công ty gồm Thaibev và F&N chuyên về lĩnh vực F&B, nên sẽ hậu thuẫn tốt về kinh nghiệm thị trường, vốn, công nghệ để tiếp tục phát triển thương hiệu Chương Dương. Kết quả kinh doanh quý II và quý III/2018 đã thể hiện rất rõ sự tăng trưởng của Chương Dương khi đã có lãi ròng, dù trước đó, trong quý I Công ty đã lỗ nặng.

-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Trung Quốc -
Khai mạc Vòng đối thoại địa phương đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 -
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5% sau 6 tháng năm 2025 -
Tầm nhìn chuyển đổi số của một doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ -
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn trong quý II/2025 -
VIMC đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 20.793 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2024 -
Công ty THILOGI Lào đi vào hoạt động, tăng cường kết nối logistics khu vực
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới