
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Theo Bộ Giao thông vận tải, việc đầu tư đoạn Cam Lộ - La Sơn dài 86 km đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sẽ góp phần nối thông toàn tuyến nhánh đông đường Hồ Chí Minh, đồng thời hoàn thiện một phần tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, khai thác đồng bộ với cao tốc Túy Loan - Cam Lộ với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
![]() | ||
Việc đầu tư đoạn Cam Lộ - La Sơn dài 86 km đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sẽ góp phần nối thông toàn tuyến nhánh đông đường Hồ Chí Minh |
"Tuyến đường này sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tạo động lực phát triển cho các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường đánh giá.
Theo tính toán, đến năm 2020, Quốc lộ 1 song hành với quy mô 4 làn xe sẽ mãn tải, do vậy cần thiết phải đầu tư hoàn thành đoạn Cam Lộ - Túy Loan để giảm tải cho Quốc lộ 1, đồng thời phát huy hiệu quả toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.
Được biết, trước đây, Bộ Giao thông vận tải đã lập dự án đầu tư với quy mô hoàn chỉnh cao tốc 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn kết hợp với Quốc lộ 1 đã được mở rộng lên 4 làn xe thì sau năm 2025 mới cần cao tốc quy mô 4 làn xe. Do vậy, Bộ GTVT đã nghiên cứu lập Dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn I với quy mô 2 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.
Để giảm gánh nặng trả nợ cho ngân sách Nhà nước, đồng thời bảo đảm tính khả thi cho các dự án BOT Quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang triển khai, chuẩn bị thu phí, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất đầu tư Dự án theo hình thức BT kết hợp BOT.
Đối với phần vốn BOT khoảng 1.700 tỷ đồng (đầu tư từ đoạn Km 85 +850 - Km102 + 200, dài 16 km), thu phí để hoàn vốn, mức phí theo Thông tư số 159/TT - BTC, dự kiến đặt trạm thu phí tại vị trí giao cắt với phía Nam tuyến tránh Tp Huế (Km82+500), thời gian hoàn vốn khoảng 23 năm.
Đối với đoạn BT có tổng mức đầu tư khoảng 8.300 tỷ đồng sẽ đầu tư đoạn từ Km0 - Km70 +350 với thời gian dự kiến trả 10 năm sau khi hoàn thành Dự án (từ năm 2018 - 2027), mỗi năm dự kiến trả khoảng 1.200 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng và lãi vay trả chậm). Trong quá trình triển khai, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để xác định cụ thể nguồn vốn trả cho Dự án.
Anh Minh
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025