
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông
-
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng
-
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây
-
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên
Tàu trọng tải cỡ lớn CMA Laperous cập cảng CMIT |
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.161,6 tỷ đồng này sẽ nạo vét luồng tư phao 0 đến cảng CMIT có chiều dài 29,68 km đạt chiều rộng 350 m, cao độ đáy nạo vét – 15,5 m; nạo vét vũng quay tàu khu vực ngã 3 Gò Gia đạt đường kính 600 m, cao độ đáy – 15,5 m đảm bảo cho các gam tàu container 160.000 DWT, sức chở 14.000 Teus khai thác hai chiều.
Nếu được Bộ Giao thông vận tải thông qua Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2018 -2020. Hiện luồng dẫn vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải chỉ đạt độ sâu -14m, nên chỉ có thể lợi dụng thủy triều để tiếp nhận tàu có sức chở 8.000 Teus đầy tải, các tàu lớn hơn buộc phải giảm tải.
Theo số liệu thống kê, do phải giảm tải để vào luồng, số lượng container của các tàu lớn khi ghé các cảng tại Cái Mép – Thị Vải chỉ đạt khoảng 45% - 50% sức chở của tàu.
Hiện tại Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 bến cảng container được đưa vào khai thác với công suất 6,8 triệu Teus. Các bến cảng đã tiếp nhận thành công các tàu trọng tải trên 100.000 DWT, đặc biệt cảng CMIT đã tổ chức tiếp nhận tàu có trọng tải 157.000 DWT với sức chở 14.000 DWT. Trong những năm qua, có thời điểm đã có 16 tuyến vận tải trực tiếp đi Châu Âu, Châu Mỹ từ/đến cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
“Do hạ tầng giao thông kết nối còn thiếu, luồng hàng hải một chiều và chưa đạt chuẩn tắc yêu cầu dẫn đến số tuyến vận tải hàng hải biển xa cũng như số lượng tàu cập cảng ít chưa đáp ứng được toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu biển xa, một phần vẫn phải qua cảng trung chuyển quốc tế”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công cho biết,
Để phát triển hoạt động trung chuyển quốc tế của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cần thiết phải thúc đẩy công tác nạo vét luồng, đặc biệt là đoạn từ phao số 0 đến cảng CMIT, nhằm tạo cơ sở hạ tầng đi trước một bước thu hút các hãng tàu đến Cái Mép – Thị Vải.
Được biết, tuyến luồng Vũng Tàu – Thị Vải có chiều dài từ phao số 0 vào khu vực Gò Dầu khoảng 50 km. Năm 2011, đoạn luồng từ phao 0 vào đến bến cảng quốc tế Thị Vải dài 37,5 km, được đầu tư bằng vốn ODA Nhật Bản, trong đó đoạn từ Cái Mép đến phao 0 có chiều rộng 310, khai thác cho tàu container trọng tải đến 80.000 DWT hành hải 2 làn.

-
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên -
Đồng Nai và Bình Phước thống nhất khởi công cầu Mã Đà trong tháng 6/2025 -
TP.HCM duyệt chi 5.052 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Hoàn thành dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 7/2026 -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án 52 triệu USD từ Đan Mạch -
Làm rõ phương án nâng cấp Quốc lộ 51 thành cao tốc đô thị vốn 41.956 đồng
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp