
-
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
-
Ba trụ cột cơ bản - động lực mới đưa Ninh Bình phát triển
-
Đón mùa xuân cao tốc
-
Thủ tướng phát lệnh thi công nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn
-
Đà Nẵng vận hành bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư -
Đi một ngày đàng xuyên tỉnh Quảng Ninh
![]() |
Điểm đầu và điểm cuối cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. |
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa trình Bộ GTVT xem xét, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng theo hình thức đầu tư công.
Theo đề xuất, Dự án có điểm đầu kết nối Quốc lộ 91 tại khoảng Km123+757 thuộc xã Vĩnh Tế, Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối đoạn tuyến tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Tổng chiều dài đoạn tuyến thuộc Dự án là 188,2 km, trong đó đoạn tuyến qua địa phận tỉnh An Giang 56,74 km; thành phố Cần Thơ 37,72 km; tỉnh Hậu Giang 37,02km và tỉnh Sóc Trăng 56,67 km.
Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được quy hoạch với quy mô 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, mặt cắt ngang 32,25 m (6 làn xe cơ giới mỗi làn rộng 3,75 m, chiều rộng dải phân cách giữa và dải an toàn trong 2,25 m, chiều rộng dải dừng xe khẩn cấp 6 m và chiều rộng lề đất 1,5 m). Tuy nhiên, trong giai đoạn 1, Dự án sẽ xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 khoảng 44.306 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, tái định cư là 8.487 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 27.534 tỷ đồng…
Để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu phân chia thành 7 dự án thành phần. Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án dự kiến khởi công năm 2023 và hoàn thành năm 2025.
Việc đầu tư xây dựng mới tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến hành lang theo trục ngang chạy theo bờ Nam sông Hậu, kết nối các khu cảng biển tại Cần Thơ, cảng nước sâu Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, các trung tâm thành phố lớn như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, cửa khẩu Quốc tế dọc tuyến biên giới giáp Campuchia.
Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với vai trò là hành lang xương sống của trục ngang, khi được đầu tư thông tuyến và hoàn thiện sẽ kết nối các tuyến trục dọc như Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam phía Đông (cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau), cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường N2 - Mỹ An - Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế2 - xã hội của khu vực.
“Do vậy, cần thiết đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước”, lãnh đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đánh giá.

-
Thủ tướng phát lệnh thi công nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn -
Vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương bứt phá bỏ xa vốn FDI -
Đà Nẵng vận hành bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư -
Đi một ngày đàng xuyên tỉnh Quảng Ninh -
Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Anh - Hàn Quốc được phép điều chỉnh tiến độ -
Bộ Giao thông - Vận tải lên tiếng về đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 26B, tỉnh Khánh Hòa -
TP. Móng Cái (Quảng Ninh): Sầm uất một đô thị vùng biên
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm