-
Đề xuất dành thủ tục "đặc biệt" cho dự án đầu tư công nghệ cao -
Đã có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp và người dân TP.HCM xây dựng hầm ngầm -
TP.HCM đồng loạt triển khai xây dựng 8 trung tâm logistics -
Kiến nghị giữ nguyên quy mô trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định -
Vì sao nhiều dự án ở Kon Tum chậm tiến độ? -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể đã làm việc với đoàn công tác của hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang về công tác chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc An Hữu - Cao Lãnh.
Sau khi điều chỉnh, tuyến cao tốc này có chiều dài hơn 28 km, đi qua địa phận tỉnh Tiền Giang (8 km) và Đồng Tháp (20 km), trong đó giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17 m và giai đoạn 2 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô nền đường rộng 32,25 m.
Dự án được thiết kế với vận tốc 80 km/h. Giai đoạn 1 không xây dựng làn dừng xe khẩn cấp, thay vào đó là các dải dừng xe so le hai bên, mỗi vị trí rộng 2 m, cách nhau từ 4-5 km.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 4.520 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với cơ cấu nguồn vốn gồm: Ngân sách Trung ương (2.769 tỷ đồng), vốn nhà đầu tư huy động (1.100 tỷ đồng) và 650 tỷ đồng vốn ngân sách của hai địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Thời gian hoàn vốn dự án khoảng 14 năm 8 tháng.
Đây là dự án trọng điểm được triển khai trên tuyến mới, song hành với tuyến Quốc lộ 30 hiện hữu đang quá tải, đảm bảo cho người dân có sự lựa chọn nên rất cấp thiết phải đầu tư xây dựng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu đơn vị tư vấn khẩn trương nghiên cứu, rà soát lại quy mô 3 vị trí kết nối giữa cao tốc An Hữu - Cao Lãnh với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tỉnh lộ 850 và cầu Cao Lãnh để lựa chọn phương án tiết kiệm nhất, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của dự án.
Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị nghiên cứu lại độ rộng của các vị trí dừng khẩn cấp trên tuyến, yêu cầu tư vấn nghiên cứu bố trí các cống kỹ thuật, hầm chui dân sinh, đường gom trên tuyến.
Về tài chính của dự án, các cơ quan liên quan rà soát lại lưu lượng thực tiễn, giá thu phí của dự án trên tinh thần phải giảm phần hỗ trợ của Nhà nước, tăng phần vốn của nhà đầu tư. Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ dự án, mỗi địa phương đều phải có nghị quyết của HĐND tỉnh về việc cam kết bố trí nguồn ngân sách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho tuyến cao tốc này.
Ban Quản lý dự án 7 khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn chỉnh các phương án nghiên cứu trong 1-2 tháng tới. Sau khi hoàn chỉnh, nếu cần thiết, Ban Quản lý dự án 7 thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thẩm tra lại, đảm bảo tính xác thực của dự án trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
-
Các đề xuất sửa Luật Đầu tư công đáp ứng được mong mỏi của địa phương -
Sau 1 năm nâng cấp quan hệ, đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam chờ bùng nổ -
Vì sao nhiều dự án ở Kon Tum chậm tiến độ? -
Lên lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tại 24 tuyến cao tốc -
Quảng Trị chuẩn bị các thủ tục để triển khai Quốc lộ 15D -
TP.HCM thu phí dự án BOT Phú Hữu từ ngày 17/9 -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM