-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 được điều chỉnh có tổng mức đầu tư 5.826,23 tỷ đồng -
Long An xúc tiến đầu tư và lao động tại Nhật Bản -
Khó thu hồi 423,632 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng, Cần Thơ ra chỉ thị chấn chỉnh -
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực -
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
Ảnh minh hoạ. |
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh giai đoạn 1.
Dự án có tổng chiều dài 26,6km, trong đó điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km 96+875 (lý trình N2) gần mố A2 cầu Kênh Giữa 1 của tuyến N2, thuộc thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối tại nút giao An Bình (điểm đầu Dự án cầu Cao Lãnh), thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến được đầu tư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của đường cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100 km/h; trong giai đoạn 1, bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100 km/h, mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng 17m.
Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh, phạm vi GPMB của tuyến dao động phụ thuộc vào từng đoạn tuyến không có đường dân sinh hoặc có đường dân sinh 1 bên hoặc 2 bên.
Theo đề xuất của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, từ vị trí điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại Km96+875 (theo lý trình tuyến N2) thuộc thị trấn Mỹ An, tuyến đi tránh về phía Bắc của thị trấn Mỹ An và vượt ĐT.845 tại Km1+500 (theo lý trình của ĐT845) và kênh Tư Mới. Sau đó, tuyến đi gần song song với kênh Nguyễn Văn Tiếp A (cách khoảng 1,6km về phía Bắc) đến cuối phạm vi quy hoạch của thị trấn Tháp Mười thì rẽ trái theo hướng Đông Bắc - Tây Nam để vượt kênh Nguyễn Văn Tiếp A và ĐT.846 thuộc địa phận xã Mỹ Đông.
Tại đây, tuyến tiếp tục đi thẳng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và vượt ĐT.847 tại khu vực cầu Đập Đá thuộc địa phận xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tuyến rẽ trái để vượt sông Cần Lố và kết nối vào nút giao An Bình (điểm đầu Dự án cầu Cao Lãnh).
Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh, phạm vi GPMB của tuyến dao động phụ thuộc vào từng đoạn tuyến không có đường dân sinh hoặc có đường dân sinh 1 bên hoặc 2 bên.
Tổng mức đầu tư Dự án là 6.209,766 tỷ đồng, gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (gồm dự phòng) là 969.205 triệu đồng; chi phí xây dựng, thiết bị là 3.894,53 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là 581,915 tỷ đồng; phí dịch vụ là 4,462 tỷ; chi phí dự phòng là 759,654 tỷ đồng.
Dự án sử dụng vốn vay ODA từ Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc khoảng 4.462,47 tỷ đồng (tương đương 188,115 triệu USD) sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT); dự phòng phần vốn ODA.
Phần vốn đối ứng khoảng 1.747,30 tỷ đồng sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí giám sát thi công); chi phí quản lý, chi phí tư vấn trong nước như: Chi phí khảo sát, lập dự án đầu tư; chi phí tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, chi phí thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành, chi phí khác… theo các quy định hiện hành; chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.
Thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh giai đoạn 1 là 5 năm kể từ ngày hiệp định vay có hiệu lực.
Được biết, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự án cùng với các tuyến N1, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau, QL1A và các tuyến Quốc lộ giáp biển Đông tạo thành 5 trục dọc quan trọng của khu vực.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng mới tuyến Mỹ An - Cao Lãnh kết nối thông suốt toàn tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Cà Mau cũng như cao tốc Chơn Thành - Rạch Giá (Rạch Sỏi - Kiên Giang), góp phần thu hút lưu lượng giao thông, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1, kết nối giao thông với các trục dọc – ngang và nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án đã và đang triển khai.
Đồng thời, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện an toàn giao thông trong khu vực Dự án, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2023. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1730/QĐ - TTg về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc.
Cụ thể, tổng mức đầu tư của Dự án sau điều chỉnh là 6.209,77 tỷ đồng, tăng khoảng 1.439 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Cơ cấu nguồn vốn Dự án cũng có sự thay đổi đáng kể, trong đó vốn vay ODA của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc khoảng 4.462,47 tỷ đồng (tương đương 188,12 triệu USD) được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT), dự phòng phần vốn ODA.
Phần vốn đối ứng khoảng 1.747,3 tỷ đồng được sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công), chi phí QLDA, chi phí tư vấn trong nước như: Chi phí khảo sát, lập dự án đầu tư; chi phí tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, chi phí thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành, chi phí khác… theo các quy định hiện hành; chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 2203/QĐ-TTg về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.
Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và tính chính xác của các thông tin, số liệu trong báo cáo điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế (như chiều dài, hướng tuyến, các yếu tố kỹ thuật trên cơ sở giải pháp thiết kế), bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Bộ GTVT cũng được giao bố trí đủ kế hoạch vốn theo tiến độ dự án; phối hợp với Bộ Tài chính và Nhà tài trợ để đàm phán Thỏa thuận vay cho Dự án theo đúng quy định.
-
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực -
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản -
Đường găng tiến độ tại Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua Tuyên Quang -
Dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM chờ rà soát chủ trương đầu tư -
TP.HCM chia 5 nhóm dự án để tiêu 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng -
Tham vấn ý kiến về phương án đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024