
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội
-
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
-
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
![]() |
Cố đô Huế - Trái tim du lịch của TT Huế |
Theo đó, Thừa Thiên Huế sẽ đầu tư khoảng 9.000 tỉ đồng để xây dựng TP. Huế, và sẽ được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2016-2020 với tổng vốn đầu tư dự tính hơn 1.400 tỷ đồng. Giai đoạn 2 từ 2020-2030 với tổng vốn khoảng 7.600 tỷ đồng.
Với kế hoạch này, Thừa Thiên Huế sẽ ưu tiên đầu tư cải thiện môi trường đô thị, thu gom và xử lý nước mưa, nước thải sinh hoạt cho bờ Bắc song Hương, nhất là khu vực kinh thành Huế và vùng đệm; cải tạo ao hồ, kênh rạch; xây dựng bãi chôn lấp rác tại Hương Bình; phát triển hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; cải thiện công tác giám sát chất lượng nước trên toàn Thành phố.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng ưu tiên mở rộng tính đa dạng của các hoạt động du lịch, bao gồm du lịch văn hóa và sinh thái; xác định khu vực chiến lược của kinh thành - bên ngoài Hoàng thành mà có thể tái xây dựng để nâng cao trải nghiệm du lịch; xây dựng chợ thủ công mỹ nghệ mới; mở rộng "Huế về đêm" cung cấp dịch vụ chợ đêm và biểu diễn văn hóa; phát triển các phương án giao thông công cộng và giao thông phi cơ giới trong khu vực kinh thành.
Đồng thời, thành phố Huế sẽ xây dựng thêm các trung tâm đa năng tại khu An Vân Dương, nằm ở phía Đông Nam của trung tâm Thành phố để có thể mở rộng cấu trúc đô thị và phát triển ngành dịch vụ.
Với chiến lược đưa du lịch Thừa Thiên Huế trở thành đô thị du lịch tầm cở châu lục, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện việc xây dựng thêm các bãi đỗ xe ngoại vi kết nối với mạng lưới giao thông công cộng; xây dựng các tuyến đường mới nhằm tăng cường kết nối đến điểm du lịch và mở các huyện xanh mới; khuyến khích sử dụng xe đạp trong trung tâm Thành phố và phát triển tuyến xe điện.
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc xây dựng TP. Huế thành một đô thị xanh, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên đặc biệt là trùng tu khu kinh thành, điểm di tích, điểm đặc trưng thu hút du lịch của Huế.
“Đây là mô hình phát triển mới phù hợp với đặc điểm riêng có của TP. Huế, là mục tiêu xuyên suốt của kế hoạch hành động thành phố xanh Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” ông Cao cho biết.
Theo ông Cao, ngoài một số dự án đã được bố trí nguồn vốn để triển khai giai đoạn 2016-2020, để thực hiện mục tiêu “dài hơi” trên, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung huy động vốn từ các nguồn bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA vận động từ các nhà tài trợ đa phương như ADB, WB, OFID hoặc từ nhà tài trợ song phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hungary…
Ngoài phạm vi khu vực TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có kế hoạch huy động nguồn vốn tập trung cho dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài khu vực TP. Huế; vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu do tỉnh Thừa Thiên Huế phát hành theo quy định của Chính phủ; đồng thời kêu gọi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, tập trung dự án hạ tầng có khả năng thu hồi vốn như cấp nước, y tế, giáo dục, xử lý môi trường hoặc lĩnh vực dịch vụ khác.
Được biết, Công ty Akitek Tenggara (Singapore) đã ký văn bản hợp tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2016-2020 và tầm nhìn đến 2025. Trên cơ sở đó, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh sẽ lập thiết kế sơ bộ cho 10 dự án trọng điểm có tính chất đột phá trong sự phát triển của tỉnh để kêu gọi đầu tư, đồng thời vận động, thu hút từ 5 đến 10 nhà đầu tư chính nhằm đảm trách các dự án này.
Cũng trên cơ sở này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu việc xây dựng đề án quy hoạch phải đạt được tiêu chuẩn cao, hiện đại; trong đó, xây dựng Huế thành đô thị xanh và điểm đến du lịch mang tầm thế giới, tạo bước đột phá cho ngành du lịch của Thừa Thiên Huế.

-
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030 -
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng -
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng -
Từ ngày 5/5, tăng phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort