-
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án
Theo một khảo sát vào cuối năm 2021 của PwC, trong 9.000 người tiêu dùng thuộc 26 quốc gia (có Việt Nam), có tới 41% người tiêu dùng toàn cầu đã tăng cường mua sắm trực tuyến qua thiết bị điện tử thay vì trực tiếp tại cửa hàng, tỷ lệ này là 69% tại Việt Nam. Trong tương lai, 50% người mong muốn sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn.
Năm 2022, hơn 51 triệu người Việt Nam đã tham gia hoạt động mua sắm trực tuyến, tổng chi tiêu đạt 12,42 tỷ USD. Trong đó, 73% người cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% người đã từng đặt hàng hoặc mua sắm trên các website.
Tại hội thảo Martech 2023: Data Solution Submit do AKA Digital (thành viên của Lava Digital Group) tổ chức vào ngày 28/2, ông Nguyễn Hà Đức Minh, Sáng lập viên kiêm CEO Lava Digital Group đánh giá, để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần hành động để có chiến lược thay đổi mô hình kinh doanh của mình trong thời đại mới.
Thời gian qua, các thương hiệu, doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những công cụ và giải pháp về công nghệ tiếp thị để theo dõi, thu thập, giải mã dữ liệu khách hàng, phân tích khuynh hướng hành vi online, hành trình mua sắm,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sớm đón đầu, tiếp cận khách hàng, tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người dùng.
Theo khảo sát của Qualtrics XM Institule, 69% doanh nghiệp cho rằng trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu; 68% doanh nghiệp có bộ phận phụ trách trải nghiệm khách hàng xuyên suốt các kênh sản phẩm và bán hàng; Ngoài ra, 50% doanh nghiệp thừa nhận có sử dụng giải pháp phân tích dự báo, trí tuệ nhân tạo và 44% có những phân tích chuyên sâu toàn bộ chu trình mua bán, chăm sóc khách hàng,..
Nhìn chung, trải nghiệm khách hàng đang là xu hướng và các doanh nghiệp cần sớm lên chiến lược chuyển đổi để phù hợp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đầu tư chuyển đổi như thế nào để phù hợp và tối ưu với năng lực tài chính, cũng như nguồn nhân lực hiện hữu của doanh nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh.
90% doanh nghiệp tại Việt Nam là SMEs (các doanh nghiệp vừa và nhỏ), do đó, các nhà cung cấp giải pháp đã nghiên cứu và tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp về dữ liệu trên các nền tảng số.
Các diễn giả tham dự hội thảo Martech 2023: Data Solution Submit ngày 28/02 |
Tại hội thảo, 7 diễn giả đến từ MixPanel, mParticle, Emplifi, Netcore, ABTasty, Adjust và Capillary Technologies đều đồng thuận rằng, trước hết, các doanh nghiệp cần hiểu rõ được lý do mình cần dấn thân vào thế giới của dữ liệu khách hàng, hình dung rõ bức tranh doanh nghiệp trong 5 năm tới, và đâu là vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải giải quyết.
“Làm thế nào để thu thập và theo dõi (tracking) được dữ liệu khách hàng có, lượng dữ liệu mà doanh nghiệp mình đang có đã đủ để đưa ra những quyết định về mặt kinh doanh hay chưa, và nếu đủ thì mình sẽ làm gì với nguồn dữ liệu đó?”, bà Jenise Thng, đại diện MixPanel đưa ra vấn đề.
Thực tế, trước sự xuất hiện của rất nhiều giải pháp về công nghệ tiếp thị, rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm rõ được những vấn đề này trước khi bắt đầu bước vào một cuộc chạy đua công nghệ mới.
Ông Alfred Choy, Trưởng bộ phận quan hệ đối tác mParticle khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, có khoảng 80% doanh nghiệp đầu tư doanh nghiệp đầu tư giải pháp phần mềm nhưng chỉ sử dụng khoảng 20% module thật sự cần thiết, gây ra nhiều lãng phí.
Lời khuyên từ các chuyên gia là doanh nghiệp cần hiểu giải pháp nào nên làm trước, giải pháp nào làm sau, tiếp cận bước đầu đơn giản, đi từ nền tảng, thử nghiệm và triển khai những module cơ bản trước. Sau đó, doanh nghiệp tiến đến ghép nối các module lại với nhau thành một bức tranh tổng thể giúp việc lựa chọn phát triển giải pháp tiếp theo sẽ rõ ràng hơn.
“Không phải áp dụng nhiều giải pháp cùng một lúc sẽ đem lại hiệu quả, doanh nghiệp cần một người đồng hành để hiểu mình dùng ở module nào sẽ hợp lý nhất. Bản thân bạn phải biết bạn có gì, cần cải thiện gì, tập trung vào đâu để áp dụng đúng biện pháp. Nếu doanh nghiệp cũng không biết bản thân cần gì, dù tập trung vào đâu cũng sẽ gây lãng phí.”, ông Đức Minh nói.
-
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xe -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai
-
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án -
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi