-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại
Các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng
Ngay trước thời điểm Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm (sáng 29/9), nhiều tổ chức quốc tế cũng đã công bố các dự báo về kinh tế Việt Nam.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 9/2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và 2024 chậm lại so với dự báo đưa ra hồi tháng 4/2023 (lần lượt là 6,5% và 6,8%), chỉ ở mức 5,8% và 6,0%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định: “Môi trường bên ngoài yếu kém, gồm cả sự phục hồi chậm chạp tại Trung Quốc, đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại”.
Trong khi đó, Ngân hàng UOB của Singapore duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 5,2% cho năm 2023 và 6,0% cho năm 2024. Dự kiến, mức tăng trưởng GDP quý III/2023 đạt 5,6% và quý IV/2023 đạt 7,6%. “Để đáp ứng dự báo 6,5% cho năm 2023 và với mức tăng trưởng nửa đầu năm chỉ 3,72%, tốc độ tăng trưởng nửa cuối năm phải đạt trung bình hơn 9,2%, đây là một thách thức rất lớn trong hoàn cảnh hiện tại”, báo cáo nhận định.
Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho rằng, nhu cầu thế giới suy yếu sẽ tác động tiêu cực tới triển vọng thương mại trong các tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024. Tuy nhiên, xuất khẩu trong tháng 8/2023 cho thấy tín hiệu phục hồi khi tăng 7,7% so với tháng trước.
“Tăng trưởng xuất nhập khẩu dự kiến quay lại mức khiêm tốn 5,0% trong năm nay và năm sau, với sự phục hồi của cầu thế giới. Hoạt động thương mại mạnh mẽ sẽ giúp duy trì thặng dư tài khoản vãng lai trong năm nay, ước khoảng 3,0% GDP. Khi hoạt động sản xuất được phục hồi, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng lên, cán cân tài khoản vãng lai sẽ giảm còn 2,0% GDP vào năm 2024”, ông Hùng nói.
Tín hiệu phục hồi đã rõ ràng hơn
Báo cáo của ADB nhận định, đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2023 khi Chính phủ cam kết giải ngân khoảng 30 tỷ USD trong năm nay. Những tháng gần đây, cam kết chính trị mạnh mẽ đã giúp hoạt động giải ngân được cải thiện đáng kể, dù vẫn còn những hạn chế về pháp lý.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, gần 50% kế hoạch giải ngân đầu tư công của năm đã được thực hiện. Việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm. “Việt Nam cần đẩy nhanh giải ngân các dự án đầu tư công, vì điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu và mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn”, ông Hùng nói.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của ADB, đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phục hồi bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, với vốn đầu tư nước ngoài cam kết tính tới tháng 8/2023 là 18,2 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ và giải ngân tăng nhẹ ở mức 1,3%, đạt 13,1 tỷ USD.
ADB cho rằng, dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và các dịch vụ liên quan. Trong tháng 8, doanh số bán lẻ tăng 7,6% so với cùng kỳ, giúp doanh số của 8 tháng đầu năm tăng 10%. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng và dự báo đạt mức tăng trưởng 3,2% trong năm 2023.
Nhấn mạnh sự phối hợp về chính sách có thể giúp kinh tế phục hồi một cách hiệu quả trong bối cảnh giá cả tương đối ổn định và nhu cầu còn yếu, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho rằng, trong ngắn hạn, cần thực hiện chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ và chính sách tài khóa mở rộng. Tăng trưởng tín dụng chậm cho thấy việc nới lỏng chính sách tiền tệ phải được phối hợp chặt chẽ với việc thực thi chính sách tài khóa để thúc đẩy hoạt động kinh tế một cách hiệu quả.
-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đầu tư hơn 2.252 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024