
-
Bộ Xây dựng nêu quan điểm về Dự án cảng container Cái Mép Hạ vốn 50.820 tỷ đồng
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc; duyệt 4 bến cảng Lạch Huyện vốn 24.846 tỷ đồng
-
Bắc Ninh thành lập Quỹ đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
-
Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Tăng tốc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Pakistan
Giá điện chưa hấp dẫn
Tại Quyết định 428/2016/QĐ-TTg, phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2020 phải đạt 60.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020, cần đưa vào thêm 21.650 MW nguồn mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Viện Năng lượng ước tính, nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cho các nhà máy điện là gần 30 tỷ USD, chưa kể đầu tư hệ thống truyền tải lưới điện.
![]() |
Theo WB, Việt Nam cần không dưới 5 tỷ USD/năm để đầu tư cho truyền tải điện và phát điện |
Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xét trên quy mô cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có khả năng bùng nổ nhất trong nền kinh tế, khi hiện chiếm tới 50% GDP quốc gia, có vai trò quyết định quan trọng tới toàn nền kinh tế. Khi bước vào giai đoạn hội nhập cao thì đây là khu vực phát triển và khu vực này phụ thuộc vào nguồn cung ứng điện.
“Hiện đang có nỗ lực tăng điện cho Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là nhiệt điện than. Tuy nhiên, cần tính kỹ, nếu không sẽ phải đánh đổi môi trường với năng lượng. Có thực tế là, công nghệ thấp đang có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bán, nhưng đó là rủi ro trong tương lai. Muốn nhà đầu tư tốt, chi phí phải cao hơn và phải tính tới giá điện tốt, bởi giá điện không được cải thiện thì không ai đầu tư”, ông Trần Đình Thiên nhận xét.
Còn ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam cần không dưới 5 tỷ USD/năm để đầu tư cho truyền tải điện và phát điện. Việt Nam hy vọng thu hút được 70% nguồn vốn cho phát triển điện từ khu vực tư nhân, nhưng với giá điện như hiện nay, việc thu hút vốn tư nhân là rất khó. Thời gian qua, có tới 1/3 vốn đầu tư vào điện đến từ vốn vay ODA, nhưng với thực tế phát triển như hiện nay, nguồn vốn vay ODA cũng không còn dễ dàng nữa.
“Rất cần thu hút đầu tư của tư nhân và nếu không thu hút được, gánh nặng đầu tư điện sẽ quay lại với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, nhà đầu tư tư nhân cần có cam kết, đảm bảo dài hạn từ phía Chính phủ, bên cạnh việc có biểu giá điện hấp dẫn. Tình hình tài chính của cũng không đủ bền vững với giá điện hiện nay và nhu cầu đầu tư để đảm bảo điện cho nền kinh tế. Vì vậy, mấu chốt ở đây là giá điện. Có cải thiện giá điện, thì EVN mới trở thành đơn vị bền vững về tài chính và thu hút được tư nhân đầu tư vào ngành điện”, ông Franz Genner nói.
Lãng phí tiêu dùng điện
Giá điện cũng được TS. Trần Đình Thiên cho là “động lực” để bên sử dụng điện có những thay đổi. “Giá cao một chút buộc người sản xuất, người tiêu dùng phải tiết kiệm. Giá cao khiến họ phải thay đổi công nghệ”, ông Thiên nói.
Theo TS. Trần Đình Thiên, Việt Nam đang duy trì một nền kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng và cần phải thay đổi, phải tái cơ cấu. Cần tính toán để tiêu dùng năng lượng hiệu quả, chứ không thể cứ làm xi măng, làm thép hay phát triển những ngành sử dụng năng lượng tốn kém, thay vào đó phải cải tiến, đổi mới công nghệ để giảm tiêu thụ điện.
Trên thực tế, hệ số năng lượng đàn hồi của Việt Nam hiện nay là 1,93 và là con số khá cao so với các nước trong khu vực và cả trên thế giới. Ở các nước phát triển, hệ số này chỉ xấp xỉ 1, thậm chí ở một số nước chỉ là 0,5 - 0,8. Như vậy, các chỉ tiêu hiện nay cho thấy, hiệu quả sử dụng điện của Việt Nam còn thấp, chưa tạo ra được giá trị kinh tế cao từ mỗi kWh điện.
Ông Franz Genner cho hay, Việt Nam đang trong giai đoạn rất sớm về nhu cầu tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm hiện nay dựa trên cơ sở tự nguyện. Như vậy, các doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng các biện pháp để đáp ứng chỉ tiêu nhất định, nhưng thiếu sự bắt buộc để đảm bảo được chỉ tiêu đó.
“Trên thế giới, có nhiều biện pháp khuyến khích khác nhau. Như tại Trung Quốc, đầu tiên là khuyến khích, sau là bắt buộc doanh nghiệp phải đạt được một mục tiêu nào đó, nếu đạt được thì có chính sách khuyến khích và không đạt thì bị phạt. Vì thế, tại Việt Nam, đã đến lúc phải nâng chính sách tiết kiệm lên một bước mới, tăng cường giám sát cũng như biện pháp khuyến khích, thậm chí biện pháp trừng phạt nếu không đạt”, chuyên gia của WB khuyến nghị.

-
Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Tăng tốc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Pakistan -
Giao đầu mối nâng cấp 251 km quốc lộ Đồng bằng sông Cửu Long vốn 9.297,12 tỷ đồng -
Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số -
TP.HCM thúc tiến độ đường Vành đai 3 để hoàn thành một số đoạn vào cuối năm 2025 -
Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu cơ chế phát triển Đặc khu Phú Quốc -
Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất triển khai dự án theo Nghị quyết 171/2024/QH15
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng