-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại
Một đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. |
Đây là nội dung ý kiến của UBND tỉnh Long An tại công văn số 8712/UBND – KT về việc nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM- Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP vừa được gửi tới Thủ tướng Chính phủ vào đầu tuần này.
Theo UBND tỉnh Long An, tuyến cao tốc TP. HCM- Trung Lương - Mỹ Thuận có hơn 28 km đi qua địa bàn tỉnh Long An, nên có vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là đến năm 2025, các tuyến cao tốc ở khu vực Tây Nam Bộ (cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng…) và tuyến vành đai 3 TP.HCM hoàn thành sẽ kết nối tạo thành mạng lưới đường cao tốc khu vực Nam Bộ.
Tại Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đặt mục tiêu là đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận và tuyến cao tốc vành đai 3 TP. HCM(hiện nay đã và đang đầu tư giai đoạn 1 của các dự án này).
Thực tế cho thấy giai đoạn 1 của tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đã và đang đóng vai trò rất quan trọng cho nhu cầu giao thông chất lượng cao trong khu vực. Tuy nhiên, do nhu cầu giao thông tăng cao nhưng quy mô giai đoạn 1 hạn chế, nên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thường xuyên ùn tắc và trong tương lai gần sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng giao thông.
“Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước cần được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, việc huy động nguồn lực xã hội để đầu tư giai đoạn 2 tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương – Mỹ Thuận theo phương thức PPP là phương án tối ưu”, ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá.
UBND tỉnh Long An cho rằng, Dự án đầu tư giai đoạn 2 tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP có chiều dài lên đến hơn 91 km, đi qua địa bàn TP. HCM và 2 tỉnh: Long An, tỉnh Tiền Giang, nên Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án theo phương thức PPP là phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành và năng lực chuyên môn.
UBND tỉnh Long An cam kết sẽ tích cực phối hợp với Bộ GTVT và Nhà đầu tư đươc lựa chọn trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Long An.
Do hiện nay, tuyến cao tốc vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 1 đang được triển khai đầu tư, dự kiến hoàn thành năm 2025, trong đó, có Dự án thành phần 7 dài khoảng 6,37 km, từ lý trình Km85+200 đến Km91+568 qua địa bàn tỉnh Long An với quy mô 4 làn xe cao tốc. Dự án thành phần 7 có vị trí kết nối với tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao Bến Lức.
Tại vị trí nút giao này có lưu lượng xe tập trung lớn nên cần sớm mở rộng theo quy hoạch để tránh ùn tắc và khai thác hiệu quả đầu tư của 3 tuyến cao tốc.
Do đó, UBND tỉnh Long An đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung đầu tư giai đoạn 2 của Dự án thành phần 7 đường vành đai 3 TP.HCM dài khoảng 6,37 km phù hợp quy mô quy hoạch 8 làn xe cao tốc (đầu tư thêm 4 làn xe cao tốc) vào Dự án đầu tư giai đoạn 2 cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP.
“UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng đối với phạm vi mở rộng này (nếu có)”, công văn số 8712/UBND – KT nêu rõ.
Trước đó, vào ngày 31/8/2023, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6727/VPCP – CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu và đề xuất đầu tư mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương quy mô 8 làn xe, đoạn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận quy mô 6 làn xe theo phương thức đầu tư PPP toàn tuyến.
Bộ GTVT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và địa phương có tuyến đường đi qua thống nhất loại hợp đồng phù hợp, trường hợp cần thiết báo cáo Quốc hội về việc áp dụng loại hợp đồng PPP và việc giao cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc đầu tư mở rộng được triển khai thuận lợi nhất có thể.
-
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025?
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024