-
Chủ Nhật Đỏ lần thứ 17: Hơn 400.000 đơn vị máu và tinh thần nhân ái cộng đồng -
Tiêm vắc-xin và xử lý vết thương đúng cách giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 29/12: Nhiều trẻ nhập viện cấp cứu vì uống Oresol không đúng cách -
3 quy định mới về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 -
Vắc-xin Rota ngăn ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ em -
Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới
Tại Hội nghị Lão khoa quốc gia lần thứ 2 do Hội Lão khoa Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nguyễn Trung Anh đã chia sẻ nhiều nội dung quan trọng liên quan tới công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương. |
Theo đó, vấn đề già hóa dân số đang đặt ra nhiều thách thức khi cần phải đầu tư rất lớn vào hệ thống y tế chăm sóc, điều trị cho người cao tuổi.
Từ năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Với cơ cấu dân số này, nước ta có được lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010 - 2020.
Tuy nhiên, sau giai đoạn dân số “vàng” sẽ bước sang giai đoạn dân số “già”. Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, người cao tuổi gia tăng cả về số người và tỷ lệ trong dân số.
Trong giai đoạn 2009-2019, người cao tuổi gia tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu. Như vậy, sẽ chỉ mất không tới 20 năm, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%.
Già hóa dân số khiến cho người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh tật mạn tính, có nguy cơ tàn phế, đòi hỏi các biện pháp trợ giúp thích hợp.
Chi phí y tế cho người già cao gấp 7-10 lần người trẻ vì người người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương với 610 người trên 80 tuổi tại Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy, có tới 33,61% người góa bụa; 8,2% người sống một mình;
27,97% cần trợ giúp trong các hoạt động cơ bản (ADL) như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống;
90% cần trợ giúp trong các hoạt động có sử dụng công cụ, dụng cụ (IADL) như sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, sử dụng phương tiện giao thông.
Thách thức của số người cao tuổi bùng nổ là việc phát triển đào tạo bác sĩ lão khoa chưa kịp thời. Nhân lực chăm sóc người cao tuổi chủ yếu dựa vào người nhà. Các điều dưỡng, bác sĩ chuyên khoa lão khoa còn mỏng, thiếu kiến thức về lão khoa.
Theo Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Việt Nam, hiện nay Chính phủ quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người già bằng ban hành nhiều văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này còn gặp nhiều khó khăn, như thiếu các văn bản hướng dẫn, thiếu nguồn lực về kinh tế, con người.
GS.TS.Phạm Thắng, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam chia sẻ, để chăm sóc người già trong cuộc sống hiện nay cần phải có các nghiên cứu đánh giá nhu cầu chăm sóc người cao tuổi, phải đẩy mạnh phát triển hệ thống và mạng lưới lão khoa.
Ngành Y tế cũng cần xây dựng giá dịch vụ y tế cho người cao tuổi theo hướng “tính đúng, tính đủ”, triển khai “bảo hiểm người già” hoặc “bảo hiểm chăm sóc dài hạn”. Bên cạnh đó, cần có các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chăm sóc người cao tuổi.
Nói về thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay theo TS. Nguyễn Trung Anh, do nhận thức trong mỗi gia đình người dân thay đổi nhiều, sự phát triển kinh tế xã hội giúp quan tâm đến người cao tuổi nhiều hơn.
Người cao tuổi sống lâu hơn sẽ nhiều bệnh tật, dùng nhiều thuốc và chịu nhiều tác dụng phụ của thuốc.
“Có thể xuất hiện bệnh đặc thù như Alzheimer, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội do vậy phải phát triển nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi”, TS. Trung Anh nói.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, theo Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, bộ môn lão khoa của Đại học Y Hà Nội đã đào tạo được thế hệ các bác sĩ nội trú, đa khoa tốt.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng tích cực phối hợp các tỉnh, thành phố để phát triển để khoa lão tại bệnh viện tỉnh.
“Hiện Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã thành lập khoảng hơn 30 khoa Lão khoa tại các bệnh viện tỉnh. Có những bệnh viện chưa có lão khoa riêng mà ghép trong tim mạch lão khoa, cơ xương khớp lão khoa cũng đã chăm sóc người cao tuổi rất tốt”, TS. Trung Anh cho biết.
Ngoài ra, Bệnh viện chuẩn bị khởi công xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện lão khoa Trung ương tại Hà Nam. Đây không chỉ là Trung tâm để vừa phục vụ công tác điều trị, chăm sóc người cao tuổi mà còn là trung tâm đào tạo lớn về lão khoa cho khu vực miền Bắc và Bắc trung bộ.
Theo TS.Nguyễn Trung Anh, dinh dưỡng lâm sàng và phục hồi chức năng là phương thuốc hữu hiệu để phục vụ người cao tuổi. Vì thế, hiện ngành Lão khoa đang tập trung đào tạo và phát triển mạnh hai mũi nhọn này để chăm sóc cả về thể chất và tinh thần cho người già.
Trong đó, công tác phục hồi chức năng sẽ được mở rộng phục hồi cả về ngôn ngữ, vận động, tiêu hóa, nuốt…
"Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng khoa Phục hồi chức năng, trang bị nhiều trang thiết bị hơn, tuyển dụng và đào tạo nhiều cán bộ phục hồi chức năng và mời chuyên gia phục hồi chức năng chuyên sâu để phát triển mạnh mũi nhọn này", TS.Trung Anh cho biết.
-
Tiêm vắc-xin và xử lý vết thương đúng cách giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 29/12: Nhiều trẻ nhập viện cấp cứu vì uống Oresol không đúng cách -
3 quy định mới về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 -
Vắc-xin Rota ngăn ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ em -
Thuốc điều trị HIV được vinh danh "Đột phá của năm" 2024 -
Hà Nội tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm Tết và mùa lễ hội năm 2025 -
Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh cao
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai