-
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore tăng đầu tư vào Việt Nam -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Hoa Kỳ, Cuba -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
Trong tổng nguồn lực đầu tư toàn xã hội, đầu tư công lâu nay vẫn được coi là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Đó cũng chính là một trong những lý do quan trọng để những năm gần đây, khi kinh tế đối diện với khó khăn, sản xuất và cả xuất khẩu, cũng như tiêu dùng bị ảnh hưởng, giải ngân đầu tư công luôn được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực.
Nhưng xu hướng giải ngân chậm lại đã xuất hiện. Hơn 7 tháng qua mới có trên 232.100 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, chỉ đạt 34,68% kế hoạch, thấp hơn so với tỷ lệ 37,85% cùng kỳ năm ngoái. Con số giải ngân tuyệt đối chắc chắn cũng thấp hơn. Năm ngoái, đến tầm này, đã có hơn 267.625 tỷ đồng vốn đầu tư công được đưa vào nền kinh tế.
Có nhiều lý do, trong đó có câu chuyện vốn kế hoạch năm nay thấp hơn đáng kể so với năm ngoái (670.000 tỷ đồng so với hơn 711.000 tỷ đồng). Cũng có nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn về nguồn thu ngân sách địa phương đảm bảo cho chi đầu tư phát triển. Và cũng không thể không kể tới tính đặc thù của đầu tư công, là tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, tăng mạnh về cuối năm… Nhưng một trong những nguyên nhân mấu chốt nhất vẫn nằm ở khâu tổ chức thực hiện.
Bởi thế mới có chuyện, cho đến nay, vẫn còn 33 bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân 7 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình của cả nước. Trong đó, một số địa phương có số vốn kế hoạch năm 2024 được giao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024, nhưng có tỷ lệ giải ngân thấp, ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.
Điển hình trong số này là TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Giang, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Phước… Chỉ cần những địa phương này duy trì được số vốn đầu tư công giải ngân tương đương với mức vốn đã giải ngân trong cùng kỳ năm 2023 của chính địa phương đó, thì tổng số vốn giải ngân kế hoạch năm 2024 trong 7 tháng đầu năm nay đã cao hơn khoảng 18.000 tỷ đồng.
Và cũng không chỉ là giải ngân. Sau 7 tháng, vẫn còn hơn 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư kế hoạch 2024 chưa được phân bổ chi tiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải lên kế hoạch điều chuyển vốn sang các dự án khác. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2024 mới đây, cũng đã chỉ đạo khẩn trương phân bổ nguồn lực đầu tư công còn lại này và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiên quyết điều chuyển vốn sang các nhiệm vụ, dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn. Thời hạn là trước ngày 15/8.
Không riêng vốn đầu tư công, đầu tư của khu vực tư nhân thời gian gần đây đã chậm lại đáng kể. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhận xét rằng, về phía cầu, đầu tư đang phục hồi chậm. Thủ tướng chỉ đạo, phải đẩy nhanh hơn 15 triệu tỷ đồng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế. Nguồn lực khổng lồ này có thể sẽ trở thành nguồn vốn phục vụ đắc lực cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nếu được đưa vào nền kinh tế và phát huy hiệu quả.
Tính đến ngày 22/7/2024, tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế mới đạt 5,33%, có lẽ vẫn chưa được như kỳ vọng. Chừng nào vốn còn “nằm chết” trong hệ thống ngân hàng, thì nền kinh tế sẽ thiếu “máu” để có thể vận hành thông suốt và hiệu quả.
Có một điểm tích cực, đó là trong bối cảnh cả vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân trong nước đang chậm lại, thì vốn đầu tư nước ngoài khá tích cực. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, vốn đăng ký đạt trên 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện đạt khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 8,4%. Nhưng với đầu tư nước ngoài, điều lo lắng vẫn là sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn, nhất là các dự án mà Việt Nam đang kỳ vọng thu hút được trong các lĩnh vực công nghiệp 4.0 như bán dẫn, AI…
Rõ ràng, còn rất nhiều việc phải làm để đẩy nhanh vốn vào nền kinh tế. Ở một nền kinh tế mà tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào đầu tư như Việt Nam, thì càng cần phải khơi thông được nguồn lực đầu tư, bao gồm cả đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Đây là đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
-
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản