-
63.000 lượt khách tham quan Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 -
Thưởng lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” -
[Ảnh] Ấn tượng buổi tổng duyệt Lễ khai mạc Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” -
Trải nghiệm áo dài thưởng lãm phố phường Hà thành trên xe buýt 2 tầng -
Khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 -
Quảng Bình: Xem xét đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ven biển Bảo Ninh
Cải cách thủ tục visa, niềm nở, tiếp đón chu đáo sẽ gây cảm tình với du khách quốc tế, khiến họ quay trở lại. |
Càng mở rộng diện miễn visa, càng được hưởng lợi
Theo Tổng cục Thống kê, quý I/2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 2,7 triệu lượt, gấp 29,7 lần cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, sau quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế từ thời điểm 15/3/2022, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại, song vẫn còn khoảng cách khá xa so với thời điểm trước dịch.
Để tăng tốc phục hồi thị trường quốc tế, nhiều biện pháp đã được Chính phủ và ngành du lịch triển khai. Gần đây nhất, Chính phủ đã thống nhất đề xuất Quốc hội đưa các chính sách mới về xuất nhập cảnh vào Nghị quyết chung tại Kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2023 để thực hiện được ngay. Đó là, đề xuất Quốc hội cho phép nâng thời hạn thị thực điện tử (E-visa) từ không quá 30 ngày lên không quá 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ. Đồng thời, nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.
Các biện pháp trên hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, tuy nhiên, điều các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng nhất lúc này là mở rộng số quốc gia, vùng lãnh thổ được miễn thị thực đơn phương lại chưa được đề cập trong các nội dung Chính phủ đệ trình Quốc hội vào kỳ họp tới. Trong đó, việc miễn thị thực cho những thị trường có mức chi trả cao, đến đông như châu Âu, Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ… đang đặt ra cấp thiết. Đây được xem là “đòn bẩy” giúp ngành kinh tế xanh Việt Nam phục hồi cả lượng và chất.
Ông Martin Koerner, Trưởng tiểu ban Du lịch, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) chỉ ra 2 điểm nghẽn Việt Nam cần khắc phục là cải thiện chính sách visa và chào đón du khách nước ngoài niềm nở hơn ngay tại sân bay, cửa khẩu.
Đồng quan điểm, TS. Nuno F. Ribeiro, Phó chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, chính sách visa và những thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Trong khi tăng số lượng các quốc gia được miễn visa có thể kéo hàng triệu khách du lịch đến khám phá “đất nước hình chữ S”.
“Càng mở rộng diện miễn visa thì càng được hưởng lợi. Khách ở càng lâu, tiêu càng nhiều tiền. Đây là mối quan hệ cấp số nhân. Du khách ở Việt Nam 7 ngày sẽ tiêu số tiền gấp đôi những người ở ít hơn 7 ngày. Do đó, việc miễn visa cũng cần hướng đến các thị trường ở lâu, chi nhiều tiền và đặc biệt là dòng khách có nhiều khả năng nhất trong việc truyền miệng về trải nghiệm tại Việt Nam và quay lại du lịch Việt Nam nhiều lần. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao, phát triển bền vững cho ngành kinh tế xanh”, TS. Nuno F. Ribeiro phân tích.
Mỗi du khách đến Việt Nam là một chiến thắng
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) nêu một thực tế, ở Việt Nam trung bình khách quốc tế quay trở lại đạt 25-30%, trong khi tại Thái Lan tỷ lệ này là 70%. Riêng năm 2019, thời điểm hoàng kim, ngành kinh tế xanh Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, trong khi Thái Lan đón 40 triệu lượt khách quốc tế. Tỷ lệ trung bình một khách chi tiêu tại Việt Nam là 1.200 USD/ngày với thời gian ở 8 ngày/người. Tại Thái Lan tỷ lệ chi trả của khách du lịch cao gấp đôi so với Việt Nam, đạt 2.400 - 2.500 USD/ngày, thời gian trung bình khoảng 9 ngày/khách.
Để du khách quốc tế đến, ở lâu, chi nhiều tiền, quay lại nhiều lần, ông Hoàng Nhân Chính cho rằng, ngành du lịch cần chú trọng đặc biệt tới việc tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, bao gồm thị thực điện tử và miễn thị thực. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mở thêm các đường bay quốc tế trực tiếp từ các thị trường trọng điểm đến Việt Nam và ngược lại.
“Đối với các du khách đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, là những thị trường du lịch lớn có đường bay thẳng với Việt Nam, ngành du lịch nên sớm có thỏa thuận chính sách visa dài hạn song phương với thời hạn từ 5 đến 10 năm, tương tự visa dài hạn mà một số quốc gia đã và đang cấp cho công dân Việt Nam”, ông Chính nêu giải pháp và đề xuất cần sớm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, máy đọc hộ chiếu để tạo thuận tiện cho công tác quản lý xuất, nhập cảnh.
Là chuyên gia có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, ông Erwin R. Popov, Giám đốc điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo khẳng định, du lịch Việt Nam có sự độc đáo và lợi thế vượt trội riêng có mà nhiều nước khác không thể sánh bằng. Do đó, một trong những yếu tố quan trọng để du khách muốn đến và trở lại Việt Nam nhiều lần là an toàn và sự chào đón.
“Tôi đã có hành trình du lịch Việt Nam 15 ngày bằng xe máy vô cùng ấn tượng và an toàn. Du khách quốc tế đến đây sẽ dễ dàng cảm nhận được điều đó. Vậy thì ngành du lịch Việt Nam cần miễn visa cho càng nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ càng tốt để du khách thấy là mình được chào đón và quyết định đến”, ông Popov hiến kế.
Cũng theo ông Erwin R. Popov, “mỗi du khách nước ngoài đến Việt Nam là một chiến thắng”, bởi vậy, các thủ tục nhập cảnh phải thật dễ dàng, nhanh chóng, không tốn thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, việc bảo vệ cảnh quan sạch đẹp, vệ sinh hơn cũng sẽ giúp du khách nước ngoài có những trải nghiệm hoàn hảo và muốn chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về đất nước, con người Việt Nam.
-
Dự kiến tháng 10, Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đón khách quốc tế của cả năm 2024 -
[Ảnh] Ấn tượng buổi tổng duyệt Lễ khai mạc Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” -
Trải nghiệm áo dài thưởng lãm phố phường Hà thành trên xe buýt 2 tầng -
Khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 -
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 -
Quảng Bình: Xem xét đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ven biển Bảo Ninh -
Đón gần 7,3 triệu lượt khách, Ninh Bình sắp cán đích kế hoạch năm 2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam