-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Đại biểu Nguyễn Tri Thức phát biểu đầu tiên sáng 1/11. |
Sáng 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế, xã hội. Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn có mặt ở hàng ghế đầu, ông chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Vì danh sách đại biểu đăng ký phát biểu còn tới hơn 100, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị mỗi đại biểu phát biểu trong 5 phút thay vì 7 phút, tranh luận 2 phút thay vì 3 phút.
Đăng đàn đầu tiên là đại biểu Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Không lan man từ kết quả đến hạn chế một cách chung chung, ông Thức chỉ nêu một số vấn đề mà cử tri ngành y quan tâm.
Đó là, sau dịch Covid- 19, ngành y được giao 1.465 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương hơn 2.400 tỷ đồng, nhưng sau gần 1 năm vẫn chưa được giải ngân.
Vấn đề thứ hai, đại biểu nêu sự cần thiết và tầm quan trọng lớn của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm tìm các bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý di truyền, bệnh tim mạch.
Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân thể hiện trách nhiệm đối với người vợ, người chồng, với thế hệ sau, bởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ đã rất đau lòng khi phải lựa chọn cứu mẹ hay cứu con, chỉ vì không tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân, nên khi sinh đã bị suy tim cấp, ông Thức cho biết.
Việc này hoàn toàn tránh được nếu khám tiền hôn nhân, tuy nhiên, theo quy định của Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và khoản 2 Điều 18 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ không có quy định bắt buộc phải khám sức khỏe tiền hôn nhân. Nhưng nếu kết hôn với người nước ngoài thì bắt buộc phải khám, Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có quy định bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn và có những chính sách hỗ trợ cho phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào nghèo thực hiện việc này.
Vấn đề thứ ba được đại biểu đề cập là điều trị ung thư. Ông nói, theo Hiệp hội Ung thư thế giới, năm 2020, Việt Nam có trên182.000 ca mới mắc ung thư, 60% có chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, khoảng 100 triệu dân số chỉ có 84 máy xạ trị bình thường, đáp ứng khoảng 60-70%, đặc biệt chưa có proton là kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất hiện nay, kỹ thuật này giảm tối thiểu sự tổn thương mô lành xung quanh, đặc biệt là có lợi cho trẻ em.
Khẳng định đây là xu thế tất yếu bắt buộc phải đi, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư 2 trung tâm điều trị xạ trị bằng proton ở Hà Nội và TP.HCM để người dân có thể tiếp cận được kỹ thuật tiên tiến này.
Các bác sỹ Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận được kỹ thuật này sau 6 tháng học ở nước ngoài, các nước xung quanh đều đã có kỹ thuật này, ông Thức nói.
Cũng liên quan đến lĩnh vực y tế, trước đó, chiều 31/10, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) đề nghị Chính phủ bổ sung vào báo cáo về tình hình cung ứng thuốc, vật tư y tế đã được nỗ lực giải quyết như thế nào.
Bà Lan cũng đề nghị cập nhật danh mục thuốc để bệnh nhân có thể kịp thời sử dụng những thành quả mới nhất của nhân loại. Việc này, theo đại biểu là rất chậm so với các nước khác.
“Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng, Pháp 15 tháng, Hàn Quốc 18 tháng, nhưng chúng ta mất trung bình từ 2 tới 4 năm để cho 1 loại thuốc mới có thể được vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế và như vậy mất quyền lợi của người dân hưởng bảo hiểm y tế”, đại biểu so sánh.
Vấn đề tiếp theo được đại biểu Lan nêu là bệnh nhân có bảo hiểm y tế vẫn phải tự mua thuốc. “Tôi xin đặt lại câu hỏi một lần nữa, bảo hiểm y tế có trách nhiệm gì trong việc chi trả tiền người dân phải tự bỏ ra để mua thuốc này. Vì đây là quyền lợi của người dân và không cung ứng được là lỗi của chúng ta”, đại biểu nhấn mạnh,
Nội dung nữa, theo đại biểu Lan là bổ sung tình hình chính sách dự trữ quốc gia về các thuốc hiếm để giải quyết một số trường hợp đặc biệt, cạnh đó việc thiếu vaccine cho tiêm chủng mở rộng vẫn là một nguy cơ.
“Tôi cũng rất thắc mắc và xin Chính phủ có những bổ sung thêm, đó là chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế có gì khác chưa? để có thể thể hiện một cách đúng nhất việc quan tâm tới ngành y tế, cũng là quan tâm tới an sinh xã hội, tới sức khỏe, tới quyền lợi, tới tính mạng của bệnh nhân”, vị đại biểu TP.HCM nêu ý kiến.
Đề cập nguyên nhân, đại biểu Lan cho rằng, các khó khăn trên không phải chỉ là từ yếu tố khách quan, không phải chỉ từ chuyện thiếu tiền hay thiếu nhân lực, mà đôi khi còn là do các quy định, các thủ tục quá phức tạp, “đá” nhau và chậm sửa đổi. Những khó khăn này, đại biểu nhấn mạnh, không chỉ mình ngành y tế có thể giải quyết được, mà rất cần có sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo đồng bộ để tất cả các ngành cùng vào cuộc.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững