
-
Gia tăng trẻ phẫu thuật cắt amidan mùa hè
-
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch
-
Tin mới y tế ngày 1/7: WHO đánh giá hệ thống quản lý thuốc, vắc-xin của Việt Nam
-
Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7 -
Chỉ đạo mới của Bộ Y tế về phòng chống dịch sởi năm 2025
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức được triển khai trên toàn quốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc sắp xếp bộ máy hành chính.
Trong bối cảnh này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có chỉ đạo cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế cho người dân không bị gián đoạn trong quá trình khám, chữa bệnh.
![]() |
Người dân yên tâm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mà không lo bị gián đoạn quyền lợi. |
Theo Công văn số 1334/BHXH-CSYT vừa được ban hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội tại các khu vực chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn nhằm đảm bảo công tác khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế được diễn ra liên tục, thông suốt, không làm ảnh hưởng đến người tham gia.
Cụ thể, người dân tiếp tục được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã cấp để khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, kể cả trong trường hợp thông tin địa chỉ hoặc nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu chưa được điều chỉnh sau khi đơn vị hành chính có thay đổi. Việc này đặc biệt quan trọng trong thời điểm nhiều địa phương sáp nhập, giải thể hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã.
Cơ quan bảo hiểm xã hội tại các địa phương cũng được yêu cầu nhanh chóng phối hợp với cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để chốt số liệu, tổ chức giám định và thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế quý II/2025, đồng thời thực hiện tạm ứng chi phí cho quý III/2025 theo quy định.
Bên cạnh đó, cần phân công cán bộ Phòng Chế độ bảo hiểm y tế phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh tại các cơ sở đang sắp xếp lại để đảm bảo việc tiếp nhận và điều trị cho người có thẻ bảo hiểm y tế không bị gián đoạn.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề nghị các Sở Y tế nhanh chóng hoàn thiện thủ tục pháp lý để các cơ sở khám, chữa bệnh được tổ chức lại (do sáp nhập, tách hoặc thành lập mới) có thể kịp thời ký kết hoặc điều chỉnh hợp đồng khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Đối với các trạm y tế xã mới đủ điều kiện ký hợp đồng bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ là đơn vị trực tiếp thực hiện ký kết, đảm bảo kế thừa đầy đủ quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng cũ.
Đây được xem là bước chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm thích ứng với sự thay đổi lớn trong tổ chức hành chính, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Về chính sách khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, từ ngày 1/7, một thay đổi đáng chú ý khác trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực là người mắc bệnh mạn tính sẽ được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú dài hơn 30 ngày, thay vì giới hạn tối đa 30 ngày như trước đây. Đây là nội dung quan trọng trong Thông tư mới do Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2025, nhằm tháo gỡ những bất cập kéo dài và giảm tải cho các cơ sở y tế.
Theo đó, có 252 bệnh và nhóm bệnh mạn tính nằm trong danh mục được áp dụng kê đơn dài ngày, bao gồm các bệnh phổ biến như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn lo âu, trầm cảm, Parkinson, Alzheimer, viêm gan B mạn tính, HIV/AIDS, suy tuyến giáp, các rối loạn máu như Thalassemia, cũng như một số bệnh phụ khoa vị thành niên như rong kinh tuổi dậy thì.
Việc cấp thuốc dài ngày không chỉ tạo thuận lợi lớn cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, người ở vùng sâu vùng xa hoặc có khó khăn trong việc di chuyển mà còn giúp các cơ sở y tế tiết kiệm nhân lực, giảm tải cho phòng khám, từ đó tập trung nguồn lực cho điều trị các ca bệnh nặng và phát triển chuyên môn sâu.
Theo ông Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), không phải tất cả các bệnh trong danh mục đều được kê đơn dài ngày một cách mặc định.
Bác sỹ sẽ căn cứ vào mức độ ổn định của từng bệnh nhân để quyết định kê thuốc trong thời hạn 30, 60 hoặc 90 ngày tùy trường hợp cụ thể. Người kê đơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và phù hợp của đơn thuốc với tình trạng bệnh và khả năng tự theo dõi điều trị tại nhà của người bệnh.
Trong trường hợp bệnh có diễn tiến bất thường hoặc người bệnh không thể tái khám đúng hẹn, bắt buộc phải quay lại cơ sở y tế để được bác sỹ đánh giá lại và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.

-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Chỉ đạo mới của Bộ Y tế về phòng chống dịch sởi năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 30/6: Những sai lầm khi điều trị bệnh lý hô hấp có thể nguy hiểm sức khỏe -
Chặn dịch sốt xuất huyết bằng vắc-xin -
Những quy định mới có lợi cho bệnh nhân bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 29/6: Nỗi lo trẻ hóa bệnh gout, mắc gout ở nữ giới -
Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới