
-
Đại sứ Mỹ tin tưởng đàm phán thuế quan sẽ đạt kết quả tích cực
-
Tạo ra những xung lực mới trong hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
Tổng Bí thư Tô Lâm đến Baku, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan
-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính
-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025 -
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
Cứ đóng bảo hiểm là được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Về trợ cấp thất nghiệp, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
![]() |
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 7/5 |
Dự thảo Luật cũng loại trừ một số trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động; Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức; Người lao động nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, mức trợ cấp 60% như trên là thấp, khó đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động trong bối cảnh mất hoàn toàn nguồn thu nhập. Nhiều nước trong khu vực áp dụng tỷ lệ này ở mức 65-75%. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), mức trợ cấp thất nghiệp lý tưởng là 65-70%. Vì vậy, đại biểu kiến nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% mức bình quân tiền lương tháng, trường hợp khủng hoảng kinh tế thì nâng tỷ lệ này lên 75%.
![]() |
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) |
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) lại cho rằng, việc loại một số đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp là không hợp lý. Ví dụ, theo dự thảo, người lao động nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khi thực tế, nhiều lao động dù đủ điều kiện hưởng lương hưu song chưa đến tuổi nghỉ hưu, vì lý do đau ốm mà phải xin nghỉ việc. Với các trường hợp này, đại biểu cho rằng nên cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian chờ hưởng lương hưu.
Tán thành ý kiến này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc kỹ về việc loại bỏ một số đối tượng ra khỏi danh sách hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đơn cử, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động một khi đã đóng bảo hiểm thì đương nhiên phải được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quy định như vậy mới khuyến khích được người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, quy định trên là để tránh trường hợp người lao động nghỉ việc đột xuất không báo trước, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đại biểu Minh Tâm, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người sử dụng lao động là quan hệ dân sự, được quy định trong hơp đồng, nếu người lao động tự ý nghỉ việc không thông báo, tự ý vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp có thể khởi kiện đòi bồi thường, còn trợ cấp thất nghiệp là quyền lợi đương nhiên của người lao động một khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Cho vay lãi suất thấp hỗ trợ việc làm: nên mở rộng đối tượng doanh nghiệp
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định, đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm với mức lãi suất thấp hơn là: Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người đã chấp hành xong án phạt tù, người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Chính phủ; Người lao động là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo; Người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định. Cuối cùng là người lao động là người khuyết tật; người lao động trong hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, quy định này tuy thiết thực nhưng lại chưa cụ thể, thiếu căn cứ để triển khai. Đại Biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) đề nghị dự thảo quy định rõ điều kiện của cơ sở sản xuất được vay vốn để dễ triển khai, tránh trục lợi chính sách, ví dụ như quy định cơ sở sản xuất phải sử dụng nhiều lao động, tỷ lệ lao động khuyết tật, dân tộc thiểu số… là bao nhiêu.
Ngoài ra, xuất phát từ thực tế, đại biểu Đức cho rằng, nên mở rộng ra cả đối tượng cận nghèo vì trên thực tế, khó khăn của hộ nghèo và cận nghèo gần như giống nhau.
Tương tự, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) cho rằng, cụm từ “nhiều” trong quy định “doanh nghiệp kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người đã chấp hành xong án phạt tù…” là mơ hồ. Còn đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) đề nghị bổ sung đối tượng được vay vốn với lãi suất thấp hơn là cơ sở sản xuất kinh doanh cho phụ nữ làm chủ (tỷ lệ sử dụng lao động nữ và người cao tuổi trên 50%).

-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025 -
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức -
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025 -
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao? -
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng -
Để Đồng Tháp là “nơi doanh nghiệp thấy được cơ hội, người dân thấy được niềm tin” -
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư