-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Sầu riêng cũng trở thành sản phẩm xuất khẩu số 1 của ngành hàng rau quả với tỷ trọng lên tới 41% trong tổng số 5,6 tỷ USD mà ngành này thu về. |
Sau Tết Nguyên đán, giá sầu riêng tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong đó, sầu riêng Thái loại 1 có thể lên tới 190.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 có giá 120.000 - 140.000 đồng/kg. Giới thương nhân dự báo, trong thời gian tới, giá sầu riêng tiếp tục neo cao, khi hoạt động buôn bán xuyên biên giới nhộn nhịp trở lại.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2023, sầu riêng đem về 2,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, chính thức “gia nhập” nhóm trái cây tỷ USD của Việt Nam. Sầu riêng cũng trở thành sản phẩm xuất khẩu số 1 của ngành hàng rau quả với tỷ trọng lên tới 41% trong tổng số 5,6 tỷ USD mà ngành này thu về. Xét về thị trường, Trung Quốc là nguồn tiêu thụ hàng đầu của sầu riêng Việt Nam, chiếm tỷ trọng hơn 90%.
Câu chuyện của sầu riêng khiến nhiều người liên tưởng đến một loại trái cây khác từng được xếp trong nhóm tỷ USD của Việt Nam, đó là thanh long. Trong nhiều năm liền, thanh long duy trì vị thế ngành hàng hoa quả chủ lực, mang về trên dưới 1 tỷ USD mỗi năm. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, chiếm thị phần 80 - 90%.
Tuy nhiên, kể từ năm 2022, xuất khẩu thanh long bắt đầu lao dốc, không còn duy trì được phong độ như giai đoạn trước. Từ 1,042 tỷ USD (năm 2021), kim ngạch xuất khẩu thanh long giảm xuống 642 triệu USD trong năm 2022. Trong 11 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thanh long chỉ đạt 557 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Nguyên nhân chính được lý giải là do những năm gần đây, Trung Quốc đã chủ động mở rộng diện tích trồng thanh long. Thậm chí, theo Công ty Truyền thông Sohu, trong năm 2021, Trung Quốc có tới 67.000 ha thanh long với sản lượng 1,6 triệu tấn, trở thành quốc gia có diện tích, sản lượng thanh long lớn nhất thế giới. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia Nam Mỹ như Peru, Mexico, Ecuador… cũng trồng thanh long bằng nhiều công nghệ hiện đại, cho trái quanh năm; chưa kể ưu thế về vị trí địa lý và chi phí logistics khiến thanh long từ các nước này dần chiếm lĩnh thị trường Mỹ, EU, thu hẹp thị phần của thanh long Việt Nam.
Hành trình thăng trầm của thanh long để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm cho sầu riêng. Tương tự thanh long, sầu riêng Việt Nam cũng đứng trước vấn đề cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác trong khu vực. Nếu năm 2023, tại thị trường Trung Quốc, sầu riêng Đông Nam Á đến từ 3 nguồn chính là Thái Lan, Việt Nam và Philippines, thì dự báo đến giữa năm 2024, cuộc đua “tam mã” sẽ chấm dứt, bởi sự xuất hiện của sầu riêng Malaysia. Dự kiến, thời điểm sầu riêng tươi Malaysia bắt đầu tiếp cận thị trường tỷ dân sẽ trùng với lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Malaysia, được tổ chức vào ngày 31/5/2024.
Ngoài ra, bản thân Trung Quốc cũng đang tìm cách tự chủ nguồn cung, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Theo tờ China Daily, trong năm 2023, Trung Quốc đã thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên sau 4 năm trồng thử nghiệm trên đảo Hải Nam. Dù hương vị chưa thể so sánh với sầu riêng Đông Nam Á, nhưng Trung Quốc đã tích cực áp dụng các công nghệ nông nghiệp thông minh vào quá trình trồng trọt, tự động hóa việc bón phân và tưới nước.
Không những thế, Trung Quốc còn thuê đất tại Lào, quốc gia có khí hậu và nhiệt độ tương đồng Việt Nam, để trồng sầu riêng, với mục tiêu tận dụng nguồn nhân công rẻ tại Lào cùng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Vientiane (Lào) đến Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) nhằm tối ưu vận chuyển.
Như vậy, để tiếp tục duy trì vị thế xuất khẩu tỷ USD trong tương lai, sầu riêng Việt Nam cần duy trì tốt chất lượng, tránh tăng trưởng quá nóng và chỉ tập trung vào số lượng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khuyến cáo, các hộ nông dân đang trồng sầu riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đảm bảo chất lượng, mẫu mã và xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang Trung Quốc, để sầu riêng Việt Nam có thể đứng vững ở thị trường này.
Tiến sĩ Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, ngoài câu chuyện đảm bảo chất lượng ngay từ trong nước (thông qua đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có mã vùng trồng, truy xuất được nguồn gốc, bảo đảm yêu cầu đóng gói…), sầu riêng Việt Nam cần ý thức được vấn đề phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các quốc gia khác. Do đó, không chỉ tập trung xuất khẩu sầu riêng tươi, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng khả năng cạnh tranh và chinh phục khách hàng.
-
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up