Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 09 năm 2024,
Đề xuất các giải pháp tăng mức sinh tại Việt Nam
D.Ngân - 13/08/2024 14:40
 
Hiện, Việt Nam ghi nhận mức sinh giảm mạnh. Năm 2023 ước tính mức sinh là 1,96 con/phụ nữ, giảm thấp nhất trong 12 năm trở lại đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Nếu năm 2009, cứ 3 trẻ em dưới 15 tuổi mới có 1 người từ 60 tuổi trở lên, thì năm 2019 cứ khoảng 2 trẻ em dưới 15 tuổi đã có 1 người 60 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam ghi nhận mức sinh giảm mạnh. Năm 2023 ước tính mức sinh là 1,96 con/phụ nữ, giảm thấp nhất trong 12 năm trở lại đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Con số thay đổi sau 10 năm cho thấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già.

Hiện, Việt Nam ghi nhận mức sinh giảm mạnh. Năm 2023 ước tính mức sinh là 1,96 con/phụ nữ, giảm thấp nhất trong 12 năm trở lại đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Điển hình tại TPHCM, mức sinh giảm rõ rệt từ 1,42 con trên một phụ nữ năm ngoái xuống 1,32 con năm nay. Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại thành phố đạt 30,4, mức kỷ lục toàn quốc.

Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Trong đó, đáng nói đến, là sự chênh lệch mức sinh và xu hướng giảm sinh, dẫn đến khó đạt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. 

Chính vì vậy đề xuất trao quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh cho các cặp vợ chồng và cá nhân mà Bộ Y tế đưa ra tại đề nghị xây dựng Luật Dân số; và được cho là bước ngoặt sau thời gian dài Việt Nam thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 

Theo các chuyên gia dự báo, nếu chính sách sinh con được nới lỏng như đề xuất của Bộ Y tế, có thể giúp mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh có thể lên tới 2,3-2,5 con/phụ nữ thì đến năm 2050, quy mô dân số Việt Nam sẽ đạt từ 130 đến 140 triệu người. 

Ngoài ra, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa đề xuất ưu tiên hỗ trợ một lần khi mua nhà ở xã hội với cặp vợ chồng có hai con nhằm cải thiện tình trạng mức sinh thấp.

VARS cho biết, giá nhà tăng cao góp phần thúc đẩy xu hướng nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống không kết hôn, sinh con hay chọn lối sống "double income, no kids" (hai nguồn thu nhập, không con cái).

Ngoài chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội với cặp vợ chồng sinh đủ hai con, chuyên gia VARS cũng đề xuất Nhà nước nghiên cứu chính sách can thiệp để phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - chìa khóa giải quyết bài toán ngại kết hôn và lười sinh con. Phân khúc này sẽ do các doanh nghiệp phát triển, dựa trên cơ sở lợi nhuận ở mức độ hợp lý do Nhà nước kiểm soát.

Với đề xuất này theo GS.Nguyễn Đình Cử, nguyên viện trưởng Viện dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, giải pháp trọng tâm số một hiện nay là truyền thông thay đổi tư duy chính sách dân số. Bởi chính sách dân số từ 1956 đến nay đều truyền thông giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng hai con.

Lúc này, chính sách dân số Việt Nam cần một bước ngoặt để duy trì mức sinh thay thế 2 con/phụ nữ bằng cách sửa chính sách giảm sinh như trước đây sao cho phù hợp với thực tại hiện nay. Tiếp theo là phát triển các dịch vụ để hỗ trợ các gia đình trẻ. Bởi hiện nay bố mẹ đều đi làm trong khi nhà trẻ 16h30 tan học, cha mẹ 17h mới tan làm thì ai đón con.

Ngoài ra, hệ thống nhà trẻ mẫu giáo còn yếu và thiếu cũng khó hỗ trợ được cho các gia đình trẻ. Bên cạnh đó, cần một số hỗ trợ, khuyến khích tại vùng mức sinh thấp như hỗ trợ phụ nữ nuôi con, quay trở lại làm việc sau khi sinh con, hỗ trợ gia đình trẻ mua nhà ở xã hội hay thuê nhà ở, hỗ trợ chi phí giáo dục.

Tại nhiều quốc gia phát triển, Chính phủ nhiều nước đã đưa ra hàng loạt biện pháp để khuyến khích người trẻ kết hôn, tăng tỷ lệ sinh sản. Trong đó, ngoài các chính sách về phúc lợi, phần lớn biện pháp khuyến khích khác là trợ cấp bằng tiền mặt cho việc thuê, mua nhà.

Đơn cử, Nhật Bản hỗ trợ các cặp đôi mới kết hôn một khoản 600.000 yên (tương đương hơn 130 triệu đồng) nhằm trang trải chi phí mua/thuê nhà mới, tiền đặt cọc, tiền chìa khóa, phí dịch vụ thông thường, phí môi giới…

Tại TP.Busan (Hàn Quốc), các cặp vợ chồng son cũng sẽ nhận 30 triệu won (khoảng 550 triệu đồng) để đặt cọc mua nhà hoặc 800.000 won (hơn 14 triệu đồng) mỗi tháng tiền trợ cấp thuê nhà trong 5 năm.

Tại nước có giá nhà cao nhất châu Á - Singapore, các cặp vợ chồng trẻ có thể nhận được trợ cấp nhà ở lên tới 80.000 SGD (khoảng 1,5 tỷ đồng). Riêng nhóm mua nhà lần đầu là vợ chồng trẻ hoặc gia đình có con sẽ được ưu tiên khi có căn hộ mới.

Để đảm bảo an sinh và hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ trong chăm sóc con cái, chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội là rất cần thiết bởi đây là đối tượng cần trợ giúp lớn nhất.

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, để mỗi gia đình có thể sinh được 2 con thì thu nhập 2 người đi làm trong một gia đình phải nuôi được 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con).

Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động (công đoàn) cần thống nhất nhận thức và giải pháp để gia đình có 2 người đi làm có đủ thu nhập để 2 con được nuôi dạy, học hành đàng hoàng. GS.Nhân kiến nghị, cần chuyển từ quy định lương tối thiếu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người.

Các giải pháp cần toàn diện, trong đó thị trường nhà ở cần có tính cạnh tranh, có sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước để người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá cả chấp nhận được; để nhà ở không trở thành một điều kiện khi kết hôn.

Điều kiện làm việc, chế độ thai sản, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa công việc với gia đình và khi có con cái.

Bên cạnh đó, theo GS.Nhân, cần thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (trẻ từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi) để cha mẹ có điều kiện làm việc và phát triển cả khi sau sinh, con còn nhỏ. Phát triển hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập để phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập nghề.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư