Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 30 tháng 07 năm 2024,
Tiêu điểm đầu tư tuần qua
Đề xuất đầu tư 3.869 tỷ đồng làm Quốc lộ 50B; Chốt kịch bản làm cao tốc Dầu Giây-Tân Phú 9.147 tỷ đồng
Hạnh Nguyên (tổng hợp ) - 13/07/2024 07:47
 
Đề xuất đầu tư Quốc lộ 50B nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang, vốn 3.869 tỷ đồng; Chốt kịch bản đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, vốn 9.147,6 tỷ đồng…

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

 Liên danh Petrolimex liên tiếp trúng 3 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km33+930 thuộc Dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)  – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) với gá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước là 107,1 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 202,828 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 20,448 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km33+930 thuộc Dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm có tiến độ tổng thể là 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Vào ngày 5/7, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam cũng đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km427+035 thuộc Dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông với liên danh nhà đầu tư trúng thầu là Petrolimex – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

Giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước tại Dự án này là 86 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 196,397 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 16,743 tỷ đồng.

Dự án này có tiến độ tổng thể 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2024, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu Liên danh Petrolimex– Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế); giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước 111 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 201,685 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 10,454 tỷ đồng.

Tiến độ tổng thể Dự án trạm dựng nghỉ cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 là 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Như vậy trong đợt đấu thầu 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông vừa qua, Liên danh Petrolimex trúng 3 dự án; liên danh do Công ty xe khách Phương Trang trúng 3 dự án.

Các dự án này đều có các hạng mục xây dựng gồm: công trình dịch vụ công, cung cấp các dịch vụ miễn phí (bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin, nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông, nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông); công trình dịch vụ thương mại (khu vực phục vụ ăn uống - giải khát, khu vực giới thiệu và bán hàng hóa, trạm cấp nhiên liệu, trạm sạc xe điện, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, nơi rửa xe; nhà hàng ăn uống, khu vui chơi - giải trí, các dịch vụ thiết yếu khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân); công trình bổ trợ là biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ.

Đề xuất đầu tư Quốc lộ 50B nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang, vốn 3.869 tỷ đồng

Quốc lộ 50B là tuyến giao thông kết nối TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong kết nối liên vùng. Vì vậy, việc đầu tư tuyến đường này là rất cần thiết.

TP.HCM đang mở rộng Quốc lộ 50, một phần dự án hoàn thành vào cuối năm 2024

Nội dung này được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM nêu trong báo cáo số 8682/SGTVT-KH gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 5/7, về tình hình đầu tư các Dự án trên trục giao thông đô thị TP.HCM - Long An - Tiền Giang.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, trục giao thông đô thị TP.HCM - Long An - Tiền Giang là Quốc lộ 50B có chiều dài 55 km, quy mô 6 làn xe.

Điểm đầu của dự án bắt đầu từ đường Phạm Hùng, TP.HCM; điểm cuối tại ngã ba Trung Lương, tỉnh Tiền Giang.

Hiện nay Quốc lộ 50B đã được bổ sung vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 .

Trong giai đoạn 2016 - 2018, Liên danh Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM, Công ty TNHH Nhất Nguyên An và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng 620 đã nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất dự án xây dựng đường song song Quốc lộ 50 (đoạn qua địa bàn TP.HCM và một phần tỉnh Long An theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BT).

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án đoạn qua TP.HCM và một phần tỉnh Long An là 3.869 tỷ đồng, đầu tư quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp).

Hồ sơ đề xuất dự án do Liên danh nhà đầu tư lập chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Do Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 không quy định hình thức BT nên nhà đầu tư đã dừng việc đề xuất dự án.

Còn đoạn đi qua địa bàn tỉnh Long An và Tiền Giang, tháng 5/2020, cả 3 địa phương có tuyến đường đi qua đã có có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất  phương án đầu tư xây dựng đoạn đi qua địa bàn tỉnh Long An, Tiền Giang và hỗ trợ vốn đầu tư 3 cây cầu trên tuyến đường này.

Đến năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn báo cáo Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đề xuất các dự án phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, ba cây cầu Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây sử dụng nguồn vốn do Hàn Quốc tài trợ với tổng mức đầu tư khoảng 4.797 tỷ đồng.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đánh giá, Quốc lộ 50B là tuyến giao thông kết nối TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong kết nối liên vùng, giảm tải cho Quốc lộ 50, thúc đẩy phát triển các đô thị và khu, cụm công nghiệp dọc tuyến.

Tuyến đường này cũng góp phần giải quyết lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logicstic, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên việc nghiên cứu, đầu tư tuyến đường là rất cần thiết.

Do tầm quan trọng cấp thiết của dự án này, đơn vị quản lý ngành giao thông của TP.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu phương án đầu tư Quốc lộ 50B, chiều dài 55 km.

Dự án khai thác khí Lô B Ô Môn nhận được khoản vay 832 triệu USD

Theo thông cáo của JBIC, ngày 5/7, ngân hàng JBIC đã ký kết các thỏa thuận cho vay với 3 công ty mà Mitsui Oil Exploration Co., Ltd. (MOECO) đầu tư gồm Công ty Dầu khí MOECO Việt Nam; Công ty Dầu khí MOECO Tây nam Việt Nam và Công ty Đường ống MOECO Tây Nam Việt Nam. Các khoản vay tương ứng lần lượt là khoảng 167 triệu USD, khoảng 161 triệu USD và khoảng 87 triệu USD. Tổng cộng 3 khoản vay do JBIC tài trợ là 415 triệu USD.

Lễ ký kết thoả thuận khung Lô B giữa Petrovietnam, MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) vào tháng 10/2023

Cùng với JBIC, các tổ chức tài chính tư nhân khác cũng tham gia cho 3 Công ty nói trên vay nên tổng số tiền được tài trợ cũng đã được nâng lên và lần lượt là 335 triệu USD -  322 triệu USD - 175 triệu USD. Tổng cộng Dự án khí Lô B – Ô Môn nhận được khoản vay lần này là 832 triệu USD.

Theo JBIC, các khoản vay này nhằm mục đích cung cấp nguồn vốn cần thiết cho MOECO để phát triển mỏ khí Lô B nằm ngoài khơi bờ biển Tây Nam của Việt Nam và xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt đến các nhà máy nhiệt điện ở khu vực Tây Nam của đất nước, thông qua hợp tác với các đối tác kinh doanh của mình là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí PTT của Thái Lan.

JBIC cũng cho hay, khí thiên nhiên, loại khí thải ít khí nhà kính hơn các loại nhiên liệu hóa thạch khác, đang thu hút sự chú ý như một nguồn năng lượng trong quá trình chuyển đổi năng lượng hướng tới hiện thực hóa một xã hội không phát thải carbon và trung hòa carbon. Chính phủ Việt Nam đã công bố mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 và xây dựng Quy hoạch phát triển Điện VIII vào tháng 5/ 2023 trong đó có mục tiêu giảm tỷ lệ than được sử dụng để phát điện và sử dụng khí đốt trong nước và LNG làm nguồn điện trong giai đoạn chuyển đổi.

Bởi vậy, các khoản vay sẽ không chỉ hỗ trợ phát triển nguồn lực của một công ty Nhật Bản mà còn đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Trước đó, hôm 29/3, Tập đoàn đầu tư Mitsui của Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ yên (560 triệu USD) cho Dự án Lô B - Ô Môn.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn bao gồm nhiều dự án thành phần (dự án phát triển thượng nguồn, dự án đường ống và các dự án nhà máy điện ở hạ nguồn), với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư (từ các đối tác nước ngoài Nhật Bản và Thái Lan như MOECO, PTTEP, Marubeni đến các nhà đầu tư Việt Nam như Petrovietnam, PVEP, PV GAS, EVNGENCO2, WTO).

Quy mô đầu tư toàn chuỗi dự án lên tới gần 12 tỷ USD.

Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.

Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn, TP.Cần Thơ cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW), ngoài ra còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau. Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỷ kWh điện đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Lo lụt tiến độ Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 306/TB – VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Thi công hạng mục nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thi công hạng mục nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo Phó thủ tướng, hiện nay, các hạng mục công trình quan trọng của Dự án thuộc Dự án thành phần 2 và Dự án thành phần 3 do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam - VATM và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV làm chủ đầu tư đang thi công đạt và vượt tiến độ theo hợp đồng.

Tuy nhiên, một số công trình thuộc Dự án thành phần 1 thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa được bố trí vốn, chưa đấu thầu lựa chọn nhà thầu. Đặc biệt, Dự án thành phần 4 đang triển khai rất chậm, chưa có phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khả thi, dẫn đến nguy cơ không hoàn thành kịp tiến độ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cảng hàng không, gây lãng phí chi phí đầu tư.

Theo Phó Thủ tướng, Dự án thành phần 4 bao gồm các công trình rất quan trọng của cảng hàng không, liên quan trực tiếp đến an toàn kỹ thuật và vận hành, khai thác bảo đảm đúng quy mô, vai trò của cảng hàng không quốc tế.  Trong đó, việc đầu tư trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ, năng lực, quản trị theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng - Tổ trưởng Tổ công tác đã có nhiều chỉ đạo cụ thể để giải quyết khó khăn của Dự án thành phần 4. Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa có giải pháp khả thi để lựa chọn nhà đầu tư.

“Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các kết luận của Thủ tướng, Phó thủ tướng chưa nghiêm”, Phó thủ tướng đánh giá và nhận định Bộ GTVT chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc triển khai chậm Dự án thành phần 4 làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cảng hàng không và hiệu quả đầu tư Dự án.

Tổ công tác thống nhất giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ tại phiên họp gần nhất về việc triển khai Dự án thành phần 4, làm rõ các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị cụ thể giải pháp khả thi để thực hiện; trong đó kiến nghị giải pháp lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm trong các dự án cảng hàng không quốc tế lớn trên thế giới để tư vấn về thiết kế tổng thể, lựa chọn nhà đầu tư các công trình thuộc Dự án thành phần 4.

Phó thủ tướng lưu ý việc lựa chọn tư vấn quốc tế cần vận dụng tối đa quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm minh bạch, hiệu quả.

Tại Thông báo số 306, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT  trong quá trình lựa chọn tư vấn quốc tế, xây dựng hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư, đánh giá hồ sơ dự thầu,… và xây dựng báo cáo Chính phủ.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo ACV xem xét sử dụng tư vấn quốc tế phù hợp để hỗ trợ hoặc phối hợp các công việc của tư vấn tổng thể Dự án thành phần 4 để bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả toàn bộ Dự án.

Về việc lựa chọn nhà đầu tư cho các công trình thuộc Dự án thành phần 4, Phó thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác mời thầu trong tháng 7/2024.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4 cần đưa ra tiêu chí phân chia hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư theo một tỷ lệ phù hợp với quy mô, mức độ phát triển của cảng hàng không qua các giai đoạn.

Trong đó, nhà đầu tư cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải có kinh nghiệm đầu tư quốc tế (ưu tiên chỉ tiêu năng lực, kinh nghiệm, quản trị và lưu ý đến tính tổng thể Dự án). Việc xây dựng tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà đầu tư cần tham khảo số liệu, khảo sát hiệu quả đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư tại một số sân bay quốc tế lớn; tham khảo kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu của ACV.

Đối với các hạng mục: nhà ga hàng hóa số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh, kho giao nhận hàng hóa (khu logistic), khách sạn sân bay, thành phố sân bay, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT rà soát dự án đầu tư đã được phê duyệt, thống nhất với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc giao ACV chủ trì triển khai đầu tư, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Bộ GTVT được giao khẩn trương lập báo cáo Thủ tướng về tổng thể tiến độ thực hiện dự án, trong đó lưu ý về tiến độ khởi công, hoàn thành của các chủ đầu tư Dự án thành phần 1 (trụ sở các cơ quan nhà nước); việc chuyển giao một số hạng mục công việc cho ACV.

Trong đó, Bộ GTVT phải đề xuất ngay trình tự, thủ tục chuyển giao, kể cả điều chỉnh quyết định phê duyệt dự án của Thủ tướng Chính phủ (nếu cần thiết), khẩn trương hoàn thành trước 15/7/2024; nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm trễ triển khai Dự án thành phần 4, đề xuất khẩn cấp giải pháp khả thi để triển khai ngay các nội dung công việc tiếp theo.

“ACV cử cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về đấu thầu hỗ trợ Cục Hàng không Việt Nam trong việc tổ chức đấu thầu lực chọn nhà đầu tư; khẩn trương tiếp nhận và triển khai ngay các nội dung, hạng mục công việc của Dự án thành phần 4 do Bộ GTVT chuyển giao”, Phó thủ tướng chỉ đạo.

Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản số 9664/BGTVT-KHĐT ngày 16/9/2021 chấp thuận danh mục dự án ưu tiên đầu tư của Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt danh mục các dự án gồm: Dự án đầu tư xây dựng, khai thác khu bảo trì phương tiện phục vụ mặt đất và xử lý vệ sinh tàu bay số 1, số 2; Dự án đầu tư xây dựng khu cung cấp suất ăn trên tàu bay số 1, số 2; Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm điều hành của các hãng hàng không số 1, số 2, số 3; Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 1, số 2, số 3, số 4.

Các dự án nói trên phải hoàn thành cùng với tiến độ triển khai Dự án thành phần 3, Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tháng 9/2024) nhằm đảm bảo cho sân bay mới được vận hành đồng bộ, suôn sẻ đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Tập đoàn Thuận An rút khỏi Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Thông tin này được ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào chiều 10/7/2024.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 đang triển khai. Ảnh: T.X.V.K

"Sau khi có thông tin, các cá nhân có liên quan tại Tập đoàn Thuận An bị xử lý, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, đơn vị được UBND tỉnh ủy quyền chủ đầu tư mời đại diện Tập đoàn Thuận An lên làm việc để xác định có tiếp tục tham gia thi công dự án hay không", ông Hà cho hay.

Sau đó, Tập đoàn Thuận An phản hồi không tham gia liên danh nhà thầu thực hiện gói thầu số 2 tại Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Vì thế, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, các đơn vị liên quan tìm hướng xử lý tiếp theo.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Thuận An cơ bản hiện nay không ảnh hưởng gì đến quá trình triển khai dự án cao tốc này, vì đây là dự án có nguồn vốn hơn 21.000 tỷ đồng được Quốc hội giao.

Theo ông Tuân, ngày 13/6/2024 vừa qua, UBND thị xã Ninh Hòa đã phê duyệt giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng, tiến hành xây dựng Khu tái định cư Hà Thanh để phục vụ quá trình thi công dự án. Về giải phóng mặt bằng, các cơ quan được giao nhiệm vụ vẫn đang tiến hành kiểm đếm, thực hiện đền bù.

"Tinh thần là cuối năm 2026, đầu năm 2027, dự án này sẽ hoàn thành. Chỉ còn khoảng 2 năm nữa thôi. Như vậy là chúng tôi rất quyết tâm", ông Tuân nhấn mạnh.

Chốt kịch bản đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, vốn 9.147,6 tỷ đồng

Ban Quản lý Dự án Thăng Long vừa có Tờ trình số 1385/TTr-BGTVT đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) xem xét phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, giai đoạn I theo phương thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT (Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, giai đoạn I).

Đây là một trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng), kết nối Đông Nam bộ với khu vực Tây Nguyên, được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hai dự án thành phần còn lại là đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương do UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai theo phương thức PPP.

Theo ông Nguyễn Tuấn Sơn, Phó giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, các nội dung trong Tờ trình số 1385 đã được Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp thu, hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến góp ý của Hội đồng Thẩm định liên ngành tại Báo cáo thẩm định số 5000/BC-HĐTĐLN ngày 28/6/2024.

Theo đề xuất của đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư, Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, giai đoạn I có tổng chiều dài 60,24 km, được đầu tư theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h; khoảng 4-5 km bố trí một vị trí dừng xe khẩn cấp (theo chiều xe chạy). Tại các vị trí xử lý đất yếu, nút giao liên thông, nền đường đào, đắp cao, điểm dừng xe khẩn cấp thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh nền đường 24,75 m.

Với quy mô đầu tư nói trên, Dự án có tổng mức đầu tư 9.147,6 tỷ đồng, tăng khoảng 782 tỷ đồng so tổng mức đầu tư tại bước lập chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, tại Tờ trình số 1385, đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi vẫn giữ nguyên phần vốn nhà nước tham gia Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, giai đoạn I là 1.300 tỷ đồng; phần còn lại sẽ do nhà đầu tư được lựa chọn huy động bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại.

Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, với mức giá vé cơ sở 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km năm 2027 (thời gian dự kiến đưa vào khai thác các tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú), dự kiến 2 năm tăng phí một lần; lợi nhuận vốn chủ sở hữu 11,77 %/năm; lãi suất vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác là 10,33%/năm.

Với những thông số đầu vào nói trên, Ban Quản lý dự án Thăng Long tính toán, Dự án sẽ hoàn vốn trong vòng 19 năm. Thời gian thực hiện hợp đồng là 21 năm 6 tháng, từ năm 2024 đến hết năm 2046 (bao gồm cả thời gian thi công và vận hành khai thác, thu phí hoàn vốn).

Cần phải nói thêm, trước đó, Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết đã nhận hồ sơ quan tâm của 3 nhà đầu tư trong và ngoài nước, gồm China Harbour Engineering Company Limited (Trung Quốc); Công ty cổ phần Đầu tư Đại Quang Minh - CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành; Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp DIC.

Ban đầu, Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị Bộ GTVT xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án là đấu thầu rộng rãi quốc tế.

Tại tờ trình đề nghị Hội đồng Thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án vào tháng 10/2023, Bộ GTVT cũng kiến nghị áp dụng đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu về quốc phòng - an ninh quốc gia, tại Tờ trình số 1385, Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự kiến từ quý III đến quý IV/2024, sau khi Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư.

Hiện tại, điểm cấn cá lớn nhất tại Dự án là trong Tờ trình số 1385, Ban Quản lý dự án Thăng Long không giải thích rõ lý do thời gian hoàn vốn của Dự án chỉ còn 19 năm, trong khi theo phương án trình Hội đồng Thẩm định liên ngành trước đây, thời gian hoàn vốn lên tới 22 - 25 năm.

Bên cạnh đó, khi góp ý Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án này, đại diện ngân hàng Nhà nước cho rằng, thời gian hoàn vốn đề xuất 22 - 25 năm là quá dài, lại phụ thuộc rất lớn vào vốn vay thương mại, nên khó hấp dẫn nhà đầu tư.

“So với các dự án PPP đường cao tốc hiện có tỷ lệ vốn nhà nước lên tới 49%, thậm chí lên tới gần 70% tổng mức đầu tư, thì tỷ lệ vốn vốn tham gia của Nhà nước tại dự án này là rất thấp (hiện chiếm khoảng 14%), nên cần phải tăng tính khả thi tài chính”, một nhà đầu tư từng gửi hồ sơ quan tâm đề xuất.

Đề xuất đầu tư 2.383 tỷ đồng xây cầu vượt bằng thép tại ngã tư Bốn Xã, TP.HCM

Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất UBND giao nhiệm vụ lập, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng cầu vượt bằng thép tại ngã tư Bốn Xã (nối quận Bình Tân và quận Tân Phú).

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
Nút giao ngã tư Bốn Xã. Ảnh: Lê Minh

Dự án này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (trước đây là Khu Quản lý giao thông đô thị số 1) làm chủ đầu tư, đã được HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 4/2016.

Khi đó, dự án được duyệt với quy mô đầu tư cầu vượt 2 chiều (cầu thép) theo hướng Thoại Ngọc Hầu - Hương Lộ 2, chiều dài 280 m, chiều rộng 9 m. Tổng mức đầu tư 1.860 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Thành phố.

Hiện nay, Dự án đã hoàn thành khảo sát, lập dự án nhưng chưa có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, do từ năm 2021 đến nay dự án chưa được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Vì Dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư cách đây gần 10 năm nên quy mô không còn phù hợp. Để chuẩn bị xây dựng Dự án, Sở GTVT tổ chức các cuộc họp với các đơn vị liên quan và thống nhất điều chỉnh quy mô đầu tư Dự án cầu vượt theo hướng Lê Văn Quới - Hòa Bình, chiều dài 279 m, chiều rộng cầu 12 m, lưu thông 2 chiều.

Phương án đầu tư cả cầu vượt và nút giao thông, trong đó bao gồm cả giải phóng mặt bằng trong phạm vi nút giao và xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.383 tỷ đồng.

Ngày 24/5/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM có Công văn số 3485/CV-BQLDAGT-ĐB gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND Thành phố bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 để xây dựng dự án. Đồng thời, trình UBND Thành phố ban hành Quyết định giao nhiệm vụ Sở GTVT lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Nút giao thông ngã tư Bốn Xã là một trong 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố. Hiện nay, với mật độ các phương tiện lưu thông qua nút giao rất lớn và tiếp tục gia tăng, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, nhất là vào các khung giờ cao điểm.

Việc đầu tư Xây dựng cầu vượt bằng thép tại ngã tư Bốn Xã nhằm giải quyết ùn tắc giao thông tại khu vực giao lộ đường Bình Long, Hương Lộ 2, Phan Anh và Thoại Ngọc Hầu giữa quận Bình Tân và quận Tân Phú.

Theo Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030, dự án thuộc danh mục ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

Sở GTVT đã đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND Thành phố sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn tăng thêm giai đoạn 2021-2025, để ưu tiên đầu tư Dự án, song đến nay chưa được xem xét bố trí vốn.

Hé lộ tên tuổi nhà đầu tư 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Theo Cục Đường cao tốc Việt Nam tính đến ngày 11/7, đơn vị này đã phê duyệt xong kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với 8 Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Đây là nhóm trạm dừng nghỉ thuộc các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đang được Bộ GTVT khẩn trương hoàn tất công tác lựa chọn đầu tư để sớm bắt tay vào xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây có nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Futabuslines - Thành Hiệp Phát (Liên danh Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang - Công ty TNHH Thành Hiệp Phát) với giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước là 260 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 290,716 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 3,342 tỷ đồng.

Tiến độ tổng thể Dự án là 15 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 có nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Petrolimex (Liên danh Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế; giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước là 111 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 201,685 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 10,454 tỷ đồng.

Tiến độ tổng thể Dự án trạm dựng nghỉ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 là 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km144+560 thuộc Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết có nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Futabuslines - Thành Hiệp Phát; giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước tại Dự án này là 140 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 313,441 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 33,997 tỷ đồng.

Tiến độ tổng thể Dự án 15 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công: 12 tháng; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km90+900 thuộc Dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Futabuslines - Thành Hiệp Phát; giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước là 140 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án 299,812 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 14,454 tỷ đồng.

Tiến độ tổng thể Dự án cũng là 15 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km205+092 thuộc Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết có nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Thành Thành Nam - Châu Thành - Việt Hàn - Sài Gòn Investment - Thành Thành Công Lâm Đồng (Liên danh Công ty cổ phần Thành Thành Nam - Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xăng dầu Châu Thành - Công ty cổ phần ô tô Việt Hàn - Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn Investment - Công ty TNHH Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng). Giá trúng thầu tại Dự án này bao gồm giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước 81,009 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 316,491 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 36,37 tỷ đồng.

Dự án có tiến độ tổng thể 18 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km33+930 thuộc Dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm có nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Petrolimex - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) với gá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước là 107,1 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 202,828 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 20,448 tỷ đồng.

Dự án có tiến độ tổng thể là 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km427+035 thuộc Dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu có nhà đầu tư trúng thầu là liên danh nhà Petrolimex – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. Giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước tại Dự án này là 86 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 196,397 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 16,743 tỷ đồng.

Dự án này có tiến độ tổng thể 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km478+200 thuộc Dự án thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có nhà đầu tư trúng thầu là liên danh nhà Petrolimex - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế với giá trị bằng tiền nộp ngân sách Nhà nước là 50 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 218,7 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 15,28 tỷ đồng.

Tiến độ tổng thể Dự án 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công 11 tháng; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư: 25 năm.

Các dự án này đều có các hạng mục xây dựng gồm: công trình dịch vụ công, cung cấp các dịch vụ miễn phí (bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin, nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông, nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông); công trình dịch vụ thương mại (khu vực phục vụ ăn uống - giải khát, khu vực giới thiệu và bán hàng hóa, trạm cấp nhiên liệu, trạm sạc xe điện, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, nơi rửa xe; nhà hàng ăn uống, khu vui chơi - giải trí, các dịch vụ thiết yếu khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân); công trình bổ trợ là biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ.

Các dự án khi đưa vào khai thác sẽ tạo thêm tiện nghi cần thiết và góp phần nâng cao an toàn giao người tham gia giao thông trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ông Lâm Văn Hoàng, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết, hiện các cơ quan liên quan đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các nhà đầu tư với mong muốn rút ngắn thời gian xây dựng, phấn đấu ký xong hợp đồng 8 dự án trạm dừng nghỉ ngay trong tháng 7/2024.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 11/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.



Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phân công trách nhiệm chủ trì và trách nhiệm phối hợp giữa tỉnh Nghệ An và các bộ, ngành trung ương bảo đảm thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh. Đồng bộ hệ thống các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tỉnh với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch ngành cấp quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch có liên quan. Xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tỉnh.

Đồng thời, xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện các chương trình, Dự án gắn với nguồn lực triển khai nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh.

Nội dung chủ yếu của Kế hoạch: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh (Dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư thực hiện Quy hoạch tỉnh và Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công).

Kế hoạch đưa ra mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Đối với các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công: Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm Sân bay, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, hạ tầng logistics, đường sắt; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn điện; cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, môi trường, thương mại, du lịch, dịch vụ, thông tin và truyền thông.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác.

Tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng chính sách đột phá để phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI; thúc đẩy liên kết ngân hàng - doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư...

Hợp long cầu Bạch Đằng 2 nối Đồng Nai với Bình Dương, sẽ thông xe vào dịp lễ 2/9

Chiều 11/7, cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai, nối TP.Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) chính thức hợp long, dự kiến đưa vào khai thác vào dịp lễ 2/9 sắp tới.

Cầu Bạch Đằng 2, nối xã Bạch Đằng (TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu). Dự án có tổng chiều dài hơn 2,8 km, trong đó phần cầu dài  410 m, rộng 17 m, xây dựng thành 4 làn xe.

Cầu Bạch Đằng 2 đã thi công xong phần cầu chính và thông xe vào dịp lễ 2/9

Tổng mức đầu tư Dự án là gần 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.

Nguồn vốn thực hiện Dự án được phân chia theo tỷ lệ mỗi địa phương đóng góp 50% kinh phí đối với phần cầu chính và mỗi địa phương tự đầu tư xây dựng phần đường dẫn trên địa bàn.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4 và Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492.

Ông Hoàng Năng Tuân, Giám đốc Ban điều hành liên danh thi công cho biết đến nay tiến độ Dự án đã đạt 85%. Sau khi hợp long nhà thầu tiếp tục triển khai nhiều mũi thi công làm việc 3 ca để hoàn thành thông xe vào dịp lễ 2/9.

Sau khi hoàn thành cầu Bạch Đằng 2 sẽ sẽ tạo thuận lợi cho việc lưu thông của người dân, giúp kết nối giao thương các khu công nghiệp TP. Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên của tỉnh Bình Dương với TP. Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.

Hiện tại, Đồng Nai và Bình Dương đã thống nhất bổ sung thêm 4 vị trí xây cầu bắc qua sông Đồng Nai, sông Bé gồm: cầu Hiếu Liêm 2, cầu Tân An - Lạc An, cầu Tân Hiền - Thường Tân và cầu Thạnh Hội 2.

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP. Hà Nội

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP. Hà Nội

Hội đồng gồm 26 thành viên là lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng; Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an; Vụ Phát triển hạ tầng đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng; Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ, Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Vụ Kế hoạch, Bộ Công thương; Vụ Công nghệ và hạ tầng, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Sở GTVT Hà Nội; Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội; Sở Xây dựng Vĩnh Phúc; Sở GTVT Hà Nam;  Sở GTVT Bắc Ninh; Sở GTVT Hưng Yên; Sở GTVT Thái Nguyên và lãnh đạo một số cơ quan tham mưu của Bộ GTVT.

Phối cảnh Tổ hợp ga đường sắt Ngọc Hồi.
Phối cảnh Tổ hợp ga đường sắt Ngọc Hồi.

Hai uỷ viên phản biện của Hội đồng là ông Lê Công Thành, Tiến sỹ, Giám đốc Viện công nghiệp đường sắt - Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; Nguyễn Văn Bính, chuyên gia, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam.

Cục Đường sắt Việt Nam được giao chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho các thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình làm việc và bảo đảm các điều kiện công tác, kinh phí hoạt động của Hội đồng theo quy định.

Tại dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt khu vực đầu mối TP. Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất cải tạo, duy trì hoạt động 5 tuyến đường sắt hướng tâm hiện có gồm: Hà Nội – TP.HCM; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Đồng Đăng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Thái Nguyên. Chuyển đổi công năng các đoạn tuyến đường sắt quốc gia trong nội đô gồm các đoạn tuyến: Ngọc Hồi - ga Hà Nội – Yên Viên; Gia Lâm – Lạc Đạo.

Xây dựng mới 4 tuyến trên các hành lang gồm: Hà Nội – TP.HCM (đường sắt tốc độ cao); Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – Quảng Ninh (trên cơ sở tuyến Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân).

Phát triển hệ thống đường sắt vành đai đi dọc theo đường bộ vành đai 4 gồm: Vành đai phía Đông kết nối từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng – Thạch Lỗi; vành đai phía Tây kết nối từ Ngọc Hồi - Thạch Lỗi.

Về Quy hoạch hệ thống ga lập tàu khu vực đầu mối thành phố Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất  quy hoạch ga Yên Viên là ga đầu mối vận tải hành khách đối với các tàu hướng Tây, Tây Bắc, Bắc (có kết nối với đường sắt đô thị tuyến số 1), quy mô khoảng 48,5ha.

Ga Yên Thường là ga đầu mối phía Bắc lập tàu hàng cho đường sắt khu vực Bắc sông Hồng gồm các tuyến đi: Lạng Sơn, Cái Lân, Thái Nguyên, đảm nhận chức năng ga lập tàu cho toàn bộ các tuyến phía Bắc, Tây Bắc, Tây, quy mô khoảng 47,5ha (đất thuộc địa phận Hà Nội khoảng 45,5ha; thuộc địa phận thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh khoảng 2ha).

Ga Bắc Hồng là ga trung gian có chức năng đón gửi tàu khách, tàu hàng thông qua ga; tổng quy mô diện tích khoảng 92,8ha, trong đó diện tích ga khoảng 10ha, còn lại là diện tích đất dự trữ phát triển cơ sở hậu cần, công nghiệp đường sắt.

Ga lập tàu phía Nam được quy hoạch tại tổ hợp ga Ngọc Hồi gồm các chức năng tổ chức đón tiễn hành khách tàu đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị, tổ chức xếp dỡ hàng hóa, đón gửi tàu khách, tàu hàng, tác nghiệp kỹ thuật đầu máy toa xe.

Tổng quy mô diện tích khoảng 251ha, ranh giới phạm vi bao gồm khu vực quy hoạch chi tiết ga tỷ lệ 1/500 ga Ngọc Hồi đã được phê duyệt và mở rộng về phía Tây đến đường Đại Áng, huyện Thanh Trì.

Ga lập tàu phía Đông: ga đầu mối phía Đông quy hoạch tại Lạc Đạo thuộc tỉnh Hưng Yên.

Đối với các tuyến đường sắt hiện có gồm: Hà Nội – TP.HCM; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Đồng Đăng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Thái Nguyên cơ bản giữ nguyên hướng tuyến hiện trạng, trong đó tuyến Hà Nội – Đồng Đăng nâng cấp thành đường đôi, khổ 1435mm, các tuyến còn lại là đường đơn khổ lồng 1000mm và 1435mm.

Tuyến đường sắt vành đai phía Tây xây dựng mới: điểm đầu nối ray trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, điểm cuối tại ga Ngọc Hồi, hướng tuyến đi dọc theo vành đai 4, chiều dài khoảng 50km.

Trên tuyến có 3 ga gồm: ga Phùng bố trí tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, quy mô khoảng 9,5ha; ga Tây Hà Nội bố trí tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, quy mô khoảng 14,2ha (xây dựng trên cao); ga Hà Đông bố trí tại xã Bích Hòa, Cự Khê, huyện Thanh Oai, quy mô khoảng 4ha.

Tuyến đường sắt vành đai phía Đông xây dựng mới: điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, điểm cuối tại Thạch Lỗi, hướng tuyến đoạn Ngọc Hồi – Lạc Đạo đi dọc theo vành đai 4, đoạn Lạc Đạo – Bắc Hồng – Thạch Lỗi đi dọc theo vành đai 3 Bắc sông Hồng.

Chiều dài tuyến khoảng 65km. Trên địa phận Hà Nội có 6 ga gồm: Ngọc Hồi; Trung Màu bố trí tại xã Phù Đổng, Ninh Hiệp, Trung Màu, huyện Gia Lâm, quy mô khoảng 5,2ha; Yên Thường, huyện Gia Lâm quy mô khoảng 47,5ha; Cổ Loa, quy mô khoảng 3,5ha; Đông Anh bố trí tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, quy mô khoảng 4,3ha; ga Bắc Hồng (ga trung gian và dự trữ đất phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp đường sắt) bố trí tại xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, quy mô khoảng 92,8ha; ga Thạch Lỗi bố trí tại thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, quy mô khoảng 4,3ha.

Điều chỉnh thời gian thi tuyển quy hoạch "hòn ngọc" Bình Quới - Thanh Đa, TP.HCM

Do có nhiều đơn vị tư vấn thiết kế trong và ngoài nước tham gia thi tuyển quy hoạch bán đảo Thanh Đa nên Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất điều chỉnh thời gian thi tuyển.

Nội dung này được Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM nêu trong Tờ trình số 2877/TTr-SQHKT gửi UBND Thành phố ngày 9/7  về việc điều chỉnh thời gian tổ chức thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch, kiến trúc bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, Quận Bình Thạnh.

Cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch, kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc phát động vào ngày 24/6/2024 và kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi ngày 8/7/2024.

Đơn vị quản lý quy hoạch của TP.HCM cho biết, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị tư vấn thiết kế trong và ngoài nước.

Có nhiều đơn vị gửi ý kiến về Sở Quy hoạch – Kiến trúc xin gia hạn thời gian nộp hồ sơ đăng ký tham gia cuộc thi để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Sở Quy hoạch -Kiến trúc cho rằng việc gia hạn thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi là hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị có thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thi kỹ hơn và chất lượng hơn.

Do đó, đơn vị này đề xuất UBND Thành phố điều chỉnh thời gian tổ chức thi tuyển. Trong đó, gia hạn nhận hồ sơ đến 17/7; chốt danh sách đơn vị đăng ký tham gia cuộc thi và tổ chức chấm sơ tuyển (vòng 1) vào ngày 25/7.

Ngày 31/7, công bố kết quả vòng 1 và danh sách xét chọn 5 đơn vị vào vòng 2 (dựa trên hồ sơ năng lực và thuyết minh sơ bộ ý tưởng quy hoạch). Các đơn vị tư vấn được chọn vào vòng 2 sẽ thực hiện phương án dự thi thời gian 8 tuần.

TP.HCM dự kiến tổ chức chấm thi vào giữa tháng 10, công bố kết quả vào cuối tháng 10/2024.

Trước đó, UBND TP.HCM ra "đề bài" quy hoạch bán đảo Bình Quới- Thanh Đa, thành khu đô thị sinh thái, bền vững và hiện đại, trong đó quy hoạch công viên, mảng xanh tối thiểu 200 ha.

Khi làm quy hoạch đặt bán đảo trong tổng thể quy hoạch chung Thành phố với trọng tâm là sông Sài Gòn để nghiên cứu đề xuất các ý tưởng quy hoạch.

Ngoài ra, quy hoạch cũng phải đề xuất hệ thống giao thông đồng bộ kết nối thông suốt với các khu vực lân cận, đặc biệt là việc phát triển hệ thống giao thông xanh.

Kiến nghị cho thí điểm sử dụng cát biển san lấp hạ tầng khu công nghiệp vùng ĐBSCL

TP. Cần Thơ đang tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Theo Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, thành phố có 13 KCN thuộc địa bàn các quận, huyện: Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, với diện tích khoảng 7.473 ha.

Dự án KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1) có nhu cầu khối lượng cát san lấp dự kiến khoảng 9 triệu m3. Ảnh: Phối cảnh dự án KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)

Trong đó, đến nay có 6 KCN đã thành lập, với tổng diện tích khoảng 987,57 ha gồm 5 KCN đi vào hoạt động (Trà Nóc 1, KCN Trà Nóc 2, KCN Hưng Phú 1, KCN Hưng Phú 2, KCN Thốt Nốt) với tổng diện tích là 697,95 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 317,61 ha tỷ lệ lấp đầy đạt 63%; và 1 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng là KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1), với diện tích sử dụng đất của Dự án 293,7 ha.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ thành lập mới 7 KCN, với tổng diện tích 6.485,75 ha khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về KCN, gồm: KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 2), KCN Vĩnh Thạnh 2, KCN Vĩnh Thạnh 3, KCN Vĩnh Thạnh 4, KCN Vĩnh Thạnh 5, KCN Cờ Đỏ - Thới Lai và KCN công nghệ cao quận Ô Môn.

Tín hiệu vui là trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng các KCN trên địa bàn Cần Thơ.

Cụ thể, Công ty cổ phần VSIP Cần Thơ nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Vĩnh Thạnh 2, quy mô 519 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 7.250 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 2), quy mô 600 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 8.380 tỷ đồng; Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Cờ Đỏ - Thới Lai quy mô 1.070 ha và Khu Công nghiệp công nghệ cao Ô Môn quy mô 250 ha; Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại dịch vụ CSC về nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hưng Phú 1 (cụm B) với tổng mức đầu tư dự kiến 2.900 tỷ đồng; Tổng Công ty IDICO-CTCP nghiên cứu đầu tư dự án hạ tầng KCN dự kiến tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay, một trong những trở ngại lớn cho việc đầu tư phát triển các KCN tại TP. Cần Thơ cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL là tình trạng khan hiếm nguồn cát san lấp mặt bằng các dự án KCN.

Đơn cử như dự án KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1), diện tích sử dụng đất 293,7 ha, do Công ty cổ phần VSIP Cần Thơ làm chủ đầu tư, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng, với khối lượng cát san lấp dự kiến khoảng 9 triệu m3. Do các dự án giao thông trọng điểm trong vùng đang đồng loạt triển khai nên dự án này đang thiếu nguồn cung ứng vật liệu cát san lấp. Hiện chủ đầu tư rất khó khăn trong việc tìm nguồn cung.

Vừa qua, tại kỳ họp chuyên đề vào ngày 26/4/2024, HĐND TP. Cần Thơ đã thông qua Nghị quyết Đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1). Theo tờ trình của UBND TP. Cần Thơ, đánh giá thực trạng khan hiếm tài nguyên cát san lấp trong giai đoạn hiện nay, xét về hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đầu tư KCN Vĩnh Thạnh sẽ đem lại…, UBND TP. Cần Thơ nhận thấy cần thiết điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 để làm cơ sở pháp lý cho bước triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Trao đổi với phóng viên Baodautu.vn, ông Phạm Duy Tín, Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cho biết, do đặc điểm nền đất Cần Thơ cũng như vùng ĐBSCL vừa yếu, lại thấp, cao độ san lấp hiện nay phải đảm bảo từ 2,7 - 3,1 m, nên nhu cầu về nguồn vật liệu san lấp rất lớn. Nếu tính tổng nhu cầu cát san lấp cho 7 KCN thành lập mới theo quy hoạch trên địa bàn thành phố là khoảng 80 triệu m3.

Trong đó, chỉ riêng dự án KCN Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 2), vừa được HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000, có quy mô diện tích quy hoạch KCN khoảng 559,86 ha, nhu cầu cát san lấp là khoảng 20 triệu m3 cát.

So với tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho 16 dự án, dự án thành phần giao thông trọng điểm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ triển khai thi công giai đoạn 2021-2025 là khoảng 70 triệu m3 thì tổng nhu cầu cát san lấp cho 7 KCN thành lập mới ở Cần Thơ theo quy hoạch (khoảng 80 triệu m3) có khối lượng rất lớn mà nguồn cát sông hiện nay không thể nào đủ đáp ứng.

Mặt khác, tình trạng thiếu cát san lấp không chỉ làm chậm tiến độ thi công hạ tầng KCN, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí đầu tư, bởi suất đầu tư tăng, dẫn đến giá thành cho thuê tăng, từ đó làm giảm mức độ cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư thứ cấp tại KCN. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cho biết, do khan hiếm nên đơn giá vật liệu cát tăng cao đột biến (đơn giá dự kiến là 125.000 đồng/m3, nhưng hiện nay giá cát là 280.000 - 300.000 đồng/m3).

Để giải quyết nguồn cung, ông Phạm Duy Tín kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chính phủ sớm tìm nguồn vật liệu để thay thế cát sông đang khan hiếm; cho thí điểm sử dụng cát biển san lấp hạ tầng KCN, khu kinh tế trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây cũng là kiến nghị của Khối thi đua các Ban Quản lý KCN, khu chế xuất, khu kinh tế Miền Tây Nam Bộ tại Hội nghị sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 vừa được tổ chức tại TP. Cần Thơ vào cuối tháng 6/2024.

Đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn V

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 12/7/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn V giai đoạn 1.

Ảnh minh họa

Theo Quyết định, mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn V giai đoạn 1 với quy mô sử dụng đất của dự án là 237,29 ha, trong đó bao gồm phần diện tích đất hành lang an toàn lưới điện 110kV theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Đồng Văn V đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà đầu tư của dự án là Công ty cổ phần Hạ tầng Hà Nam. 

Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.911,295 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 436,694 tỷ đồng.

Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Địa điểm thực hiện dự án tại phường Tiên Nội, các xã Tiên Ngoại và Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cập nhật vị trí và quy mô diện tích khu công nghiệp Đồng Văn V giai đoạn 1 vào kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam 5 năm 2021 - 2025 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai. Bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó có đất trồng lúa để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và các cơ quan có liên quan rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện dự án phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Đồng Văn V đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo địa điểm, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công ty cổ phần Hạ tầng Hà Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo đúng cam kết để thực hiện dự án và tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Kiến nghị Chính phủ bổ sung 3.332 tỷ đồng xây dựng cao tốc Tân Phú - Liên Khương

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.

Đây là 2 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai theo phương thức PPP.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Hiện cả 2 dự án đều đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi để trình thẩm định, phê duyệt nhưng đang gặp khó khăn trong việc lập phương án tài chính khi phần vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án còn thấp.

Để đảm bảo phương án tài chính và tính khả thi tài chính, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, hỗ trợ thêm nguồn vốn ngân sách trung ương cho 2 dự án trên trong điều kiện ngân sách địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất Chính phủ bổ sung thêm Ngân sách trung ương khoảng 2.410 tỷ đồng cho Dự án PPP cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (tương đương Ngân sách nhà nước tham gia vào dự án là 8.910 tỷ đồng, chiếm 49,56%).

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng bổ sung thêm ngân sách trung ương khoảng 922 tỷ đồng cho Dự án PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương (tương đương ngân sách nhà nước tham gia vào dự án là 8.683 tỷ đồng, chiếm 49,5%).

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngân sách địa phương tỉnh Lâm Đồng sẽ có trách nhiệm cân đối thêm 3.761 tỷ đồng đối ứng cho Dự án PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương (đây là số tiền dự kiến bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất, tuy nhiên khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lấy ý kiến nhân dân; người dân kiến nghị được bồi thường bằng tiền).

Dự án PPP cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 10/11/2022.

Theo đó, tuyến đường có chiều dài khoảng 66 km (trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 55 km), bề rộng nền đường 17m với 4 làn xe, dự kiến tổng mức đầu tư 17.200 tỷ đồng; trong đó phần vốn nhà nước 6.500 tỷ đồng, chiếm 37,79% tổng mức đầu tư của Dự án (ngân sách Trung ương 2.000 tỷ đồng, chiếm 11,63%, ngân sách địa phương 4.500 tỷ đồng, chiếm 26,16%); phần vốn sở hữu các nhà đầu tư và nguồn vốn huy động khác khoảng là 10.700 tỷ đồng.

Đặc biệt, Dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật PPP năm 2020 (chỉ áp dụng chia sẻ phần doanh thu tăng). Quy định này, theo UBND tỉnh Lâm Đồng là đã gây làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (các nhà đầu tư đề xuất dự án hiện đang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giảm cho dự án) và các ngân hàng thương mại cho vay vốn đối với dự án.

Bên cạnh đó, theo kết quả thẩm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ  về Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Dự án thì chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tăng 1.699 tỷ đồng (từ 1.122 tỷ đồng lên 2.821 tỷ đồng) nên tổng mức đầu tư Dự án ở bước Báo cáo nghiên cứu khả thi tăng lên 18.120 tỷ đồng.

Việc tăng tổng mức đầu tư nêu trên đã giảm tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào Dự án (từ 37,79% xuống còn 36%) và làm tăng thời gian hoàn vốn của dự án là 28 năm 7 tháng là khá dài so với các dự án cao tốc khác (dưới 20 năm), như: Diễn Châu - Bãi Vọt (vốn ngân sách Nhà nước chiếm 54%), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (vốn ngân sách Nhà nước chiếm 64%), Đồng Đăng - Trà Lĩnh (vốn ngân sách Nhà nước chiếm 68%)...

Đồng thời, các bộ, ngành Trung ương khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đã cho rằng, thời gian hoàn vốn 28 năm 7 tháng là khá dài so với các dự án khác thuộc lĩnh vực giao thông; đồng thời sẽ gặp khó khăn khi vay vốn các tổ chức tín dụng.

Do đó để đảm bảm tính khả thi của Dự án PPP cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, đại diện nhà đầu tư đề xuất dự án (Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả) đã đề xuất phương án tăng phần vốn nhà nước lên 8.910 tỷ đồng, chiếm 49,56% tổng mức đầu tư của Dự án; phần vốn sở hữu các nhà đầu tư và nguồn vốn huy động khác khoảng 9.070 tỷ đồng, chiếm 50,5% tổng mức đầu tư (vốn nhà đầu tư 1.360 tỷ đồng; vốn huy động khác 7.709 tỷ đồng), thời gian hoàn vốn 20 năm 2 tháng.

“Như vậy, số vốn ngân sách nhà nước tham gia vào là Dự án PPP cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc 2.410 tỷ đồng”, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết.

Trong khi đó, Dự án PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, giai đoạn 1 đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 9/12/2022.

Tuyến đường có chiều dài 73,64 km, bề rộng nền đường 17m với 4 làn xe ô tô, tổng mức đầu tư 19.521 tỷ đồng; trong đó phần vốn Nhà nước 7.761 tỷ đồng, chiếm 39,76% tổng mức đầu tư của Dự án (gồm ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 1.500 tỷ đồng và số vốn tương đương với 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất); phần vốn sở hữu các nhà đầu tư và nguồn vốn huy động khác khoảng 11.700 tỷ đồng, chiếm 60,24% tổng mức đầu tư, thời gian hoàn vốn 23 năm 8 tháng.

Tuy nhiên, qua lấy ý kiến cộng đồng dân cư với các hộ dân tại khu vực dự án thì các hộ dân đều yêu cầu được bồi thường bằng tiền, không thực hiện phương án bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất.

Để thực hiện đồng bộ với Dự án PPP cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, vào tháng 12/2022, HĐND tỉnh Lâm Đồng cũng chưa xác định cơ chế chia sẻ doanh thu tăng và giảm nên cũng gây khó khăn cho tính khả thi về tài chính của dự án, giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại cho vay vốn đối với dự án.

Trong thời gian vừa qua, đại diện Nhà đầu tư đề xuất dự án (Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Trang - FUTA GROUP) đã đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo 2 phương án.

Phương án 1 có tổng mức đầu tư 17.659 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước 7.761 tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng mức đầu tư của Dự án (gồm ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 1.500 tỷ đồng và số vốn tương đương 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất); phần vốn sở hữu các nhà đầu tư và nguồn vốn huy động khác khoảng 9.898 tỷ đồng, chiếm 56,1% tổng mức đầu tư; thời gian hoàn vốn 22 năm 1 tháng.

Phương án 2 (Phương án kiến nghị lựa chọn) có tổng mức đầu tư 17.542 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước 8.683 tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng mức đầu tư của Dự án; phần vốn sở hữu các nhà đầu tư và nguồn vốn huy động khác khoảng 8.859 tỷ đồng, chiếm 50,5% tổng mức đầu tư; thời gian hoàn vốn 19 năm 3 tháng.

“Nếu áp dụng phương án này thi chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho Dự án PPP cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc cần bổ sung là 3.761 tỷ đồng và số vốn ngân sách Trung ương cần bổ sung thêm là 922 tỷ đồng”, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin.

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (bên phải) trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư. Ảnh: T.T

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thổ Hoàng. Dự án có quy mô 250 ha, thuộc địa bàn xã Vân Du, xã Xuân Trúc, xã Quang Lãng và thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi. Tổng vốn đầu tư dự án 3.095 tỷ đồng. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Ân Thi. 

Trong các dự án được được trao giấy chứng nhận lần này có 2 dự án đầu tư xây dựng đô thị. Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng Công viên trung tâm và khu đô thị mới Đông Khoái Châu, tổng vốn đăng ký hơn 3.100 tỷ đồng (tương đương hơn 122 triệu USD), nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Sakura và dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Minh Hải - Phan Đình Phùng, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng (tương đương gần 127 triệu USD), nhà đầu tư là Công ty cổ phần phát triển đô thị Mỹ Hào.

Mục tiêu của các dự án đô thị trên nhằm xây dựng khu đô thị mới có kiến trúc hiện đại, kết cấu hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh với các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân trong khu vực, người lao động trong các khu công nghiệp và các đối tượng khác góp phần ổn định xã hội; làm động lực thúc đẩy nhanh quá tình phát triển kinh tế -xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược hiện đại hóa của tỉnh Hưng Yên.

Với 2 dự án đô thị đã được triển khai là khu đô thị Đại An và dự án khu đô thị sinh thái Dream City tại tỉnh Hưng Yên, ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Công ty Cổ phần Vinhomes – chủ đầu tư 2 dự án trên đã có những đánh giá tích cực về Hưng Yên ngay tại hội nghị.

“Cơ sở hạ tầng đang được tỉnh Hưng Yên đầu tư mạnh mẽ với số lượng dự án và quy mô lớn nhất từ trước đến nay như đường Vành đai 4, dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, …Trong quá trình phát triển, Hưng Yên đã đặc biệt chú trọng trong việc thu hút kêu gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển hạ tầng đô thị nhằm giải quyết bài toán về nhà ở cho người dân, các chuyên gia, người lao động cũng như các điểm đến vui chơi, mua sắm đẳng cấp nhằm nâng cao đời sống chất lượng của tỉnh. Và chúng tôi đã yên tâm đến với Hưng Yên”, ông Phạm Thiếu Hoa nói.

Có thể thấy, việc công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh. Các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đã có thêm một điểm tựa, niềm tin để tiếp tục “rót vốn” vào triển khai các dự án tại địa phương này. Các dự án đã và sẽ triển khai của các nhà đầu tư với số vốn lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ sẽ góp phần nâng cao vị thế của Hưng Yên, tiến nhanh, tiến xa, tiến vững chắc để  trở thành một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ.

Trong số các dự án FDI đăng ký đầu tư vào Hưng Yên lần này, có thể thấy chủ yếu đến từ các nước như: Singapore, Đài Loan, Nhật Bản,… Cụ thể: Dự án Công ty cổ phần Hưng Yên Alpha Logistics Park, tổng vốn đăng ký hơn 114 triệu USD của nhà đầu tư đến từ Singapore; Dự án sản xuất tem nhãn RFID (sử dụng sóng vô tuyến để đọc và thu thập thông tin được lưu trữ trên thẻ gắn với vật thể) đến từ Đài Loan có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 67 triệu USD; Dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho, văn phòng và các công trình phụ trợ hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng cao để cho thuê của nhà đầu tư Singapore (77 triệu USD); Dự án sản xuất, chế biến thực phẩm của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (87,7 triệu USD)…

Đây là minh chứng rõ nét về sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên trong công tác xúc tiến đầu tư, sự chỉ đạo quyết liệt trong cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh cũng như niềm tin của các nhà đầu tư khi đến với Hưng Yên.

Với hơn 30 năm đầu tư vào Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Ông Kaneda Hiroki cho rằng “ Tỉnh Hưng Yên có những yếu tố thu hút đầu tư như vị trí địa lý thuận tiện, hạ tầng đồng bộ giúp cho việc phân phối hàng hóa đi các tỉnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thuận lợi, cải cách hành chính hỗ trợ doanh nghiệp rất hiệu quả. Chính vì vậy, Acecook đã lựa chọn Hưng Yên là điểm điểm đến chiến lược để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Việc đưa vào khai thác các tuyến đường trọng điểm, quan trọng, quỹ đất lớn đã kéo theo hàng loạt khu, cụm công nghiệp được hình thành. Theo dọc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình hiện nay đang có nhiều các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng và hoàn thiện hạ tầng một cách đồng bộ.

Có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với đường nối hai đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ, khu công nghiệp số 5 đã thu hút đc 12 dự án vào đầu tư trong đó có 10 doanh nghiệp của Đài Loan với số vốn đăng ký khoảng 150 triệu USD. Ông Nguyễn Tuân, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư khu công nghiệp Yên Mỹ, bày tỏ: “Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông tốt, nên trong số 20 dự án FDI được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần này, thì có tới 5 dự án đầu tư vào khu công nghiệp số 5 của chúng tôi. Với diện tích gần 200 ha, hạ tầng khu công nghiệp đang được hoàn thiện rất nhanh, cùng chính sách ưu đãi, tiện ích, chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư đến với Hưng Yên, đến với chúng tôi”.

Là nhà cung cấp RFID (sử dụng sóng vô tuyến để đọc và thu thập thông tin được lưu trữ trên thẻ gắn với vật thể) lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2023, Arizon đã cung cấp hơn 3.000 sản phẩm RFID. Lần này, Arizon đã đầu tư xây dựng nhà máy mới tại khu công nghiệp số 5, tỉnh Hưng Yên với diện tích lớn gấp đôi nhà máy tại Dương Châu, Trung Quốc.

Đại diện nhà đầu tư dự án sản xuất tem nhãn RFID, ông Ho, Yi Da, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ Arizon (Việt Nam) cho biết:  “Trong quá trình tìm kiếm vị trí đặt nhà máy, chúng tôi đã đi thăm hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với vị trí địa lý đắc địa của tỉnh Hưng Yên và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo, cùng sự ủng hộ đối với ngành bán dẫn và chính sách ưu đãi thực tế của khu công nghiệp số 5 là những lý do chính chọn Hưng Yên là điểm dừng chân của chúng tôi. Dự án sản xuất tem nhãn RFID tại khu công nghiệp số 5 tỉnh Hưng Yên dự kiến có sản lượng 30 tỷ sản phẩm/năm”.

Mục tiêu đến năm 2030, Hưng Yên có 30 khu công nghiệp, bao gồm: 17 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, 13 khu công nghiệp tiềm năng quy hoạch mới; với tổng diện tích 9.589 ha. Sau năm 2030, quy hoạch thêm 5 khu công nghiệp tiềm năng với tổng diện tích 2.460 ha.

TP.HCM điều chuyển 8.407 tỷ đồng từ dự án ì ạch sang dự án giải ngân cao

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có Tờ trình số 8725/TTr-SKHĐT gửi UBND TP.HCM đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương. 

Qua rà soát các Dự án được bố trí vốn nhưng khả năng không giải hết trong năm 2024, Sở Kế hoạch Đầu tư đề xuất cắt giảm vốn tại nhiều dự án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bố trí vốn để khởi công 2 đoạn của đường Vành đai 2 - Ảnh: Lê Toàn

Đơn cử như Dự án xây dựng nút giao An Phú năm 2024 được bố trí 1.320 tỷ đồng nhưng không sử dụng hết nên đề xuất chuyển 600 tỷ đồng cho dự án khác. Một số dự án khác như Nút giao Mỹ Thủy cũng điều chỉnh giảm 150 tỷ đồng, Dự án nạo vét trục thoát nước rạch Xóm Củi giảm 470 tỷ đồng.

Sau khi rà soát khả năng giải ngân tại các dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND Thành phố trình HĐND điều chuyển 8.407 tỷ đồng vốn đầu tư công từ các dự án giải ngân thấp sang các dự án giải ngân cao và bố trí vốn để khởi công mới một số dự án cấp bách đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong tổng số vốn 8.407 tỷ đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bố trí cho nhiều dự án xây dựng trường học tại các quận huyện đang thi công dở dang. Đồng thời, đề xuất bố trí cho dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa 

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất bố trí vốn để khởi công 7 dự án mới, trong đó có 2 dự án của đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (đoạn 1) và đoạn từ đường Võ Nguyễn Giáp đến Phạm Văn Đồng (đoạn 2).

Năm 2024, TP.HCM được giao 75.577 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để đầu tư các dự án, công trình trên địa bàn Thành phố.

Trước đó tại kỳ họp vào tháng và tháng 5/2024, HĐND TP.HCM đã quyết định điều chuyển tổng cộng 4.814 tỷ đồng từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án giải ngân cao để hoàn thành đưa vào khai thác.

Việc điều chuyển vốn đầu tư công từ các dự án giải ngân thấp sang các dự án giải ngân cao là một trong những giải pháp được Thành phố thực hiện liên tục để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công nhằm đạt mục tiêu 95% vào cuối năm 2024.

Chốt kịch bản đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, vốn 9.147,6 tỷ đồng
Mặc dù từng có nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nhưng Dự án PPP Đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vẫn sẽ tổ chức lựa chọn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư