-
Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định được giao thu hút 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư -
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực -
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD
Tàu container quốc tế HS BAFFIN, mang quốc tịch Malta, thuộc hãng tàu HMM - ZIM, sức chở 5.000 Teu cập cảng Cái Lân năm 2017 |
Cục Hàng hải Việt Nam vừa trình Bộ GTVT báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Hòn Gai – Cái Lân.
Dự án sẽ xây dựng mới vũng quay tàu trước cảng Cái Lân có đường kính 450m, cao độ đáy nạo vét – 10 m hệ hải đồ nhằm tạo ra vũng nước đủ đảm bảo an toàn cho các tàu tổng hợp đến 50.000 DWT (tương đương với tàu container 4.000 TEU) quay trở ra vào khu bến Cái Lân. Bên cạnh đó, Dự án còn thiết lập, nối dài tuyến luồng hàng hải Hòn Gai – Cái Lân (đoạn từ bến số 1 cảng Cái Lân về phía thượng lưu đến nhà máy đóng tàu Hạ Long) với chiều dài 2,7 km cho tàu 10.000 DWT và tàu đóng mới 70.000 DWT.
Tính toán sơ bộ của đơn vị tư vấn cho thấy, khối lượng nạo vét tại hạng mục vũng quay tàu cảng Cái Lân là khoảng 1,35 triệu m3; đoạn luồng nối dài khoảng 559.000 m3. Toàn bộ chất nạo vét được vận chuyển đi đổ ngoài khơi tại phía Đông Nam quần đảo Long Châu, cự ly vận chuyển khoảng 52 – 55 km.
Tổng mức đầu tư Dự án là 500 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 392 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Luồng hàng hải Hòn Gai – Cái Lân (từ phao số 0 đến bến số 1 cảng Cái Lân) là một trong những tuyến luồng hàng hải quan trọng của cả nước, có chiều dài 31,8 km, phục vụ tàu thuyền ra, vào cảng biển khu vực Cái Lân và khu chuyển tải Hạ Long.
Hiện quy mô luồng còn bất cập, hạn chế, thường xuyên bị sa bồi chỉ có thể đáp ứng cho cỡ tàu có trọng tải 40.000 DWT đầy tải và tải trọng lớn hơn giảm tải hành hải ra vào cảng tận dụng thủy triều.
Trong khi đó, các cầu bến số 5, 6, 7 – cảng Cái Lân với chiều dài 680 km được đầu tư xây dựng năm 2004 có khả năng tiếp nhận tàu 40.000 DWT đầy tải và tàu 75.000 DWT giảm tải. Cầu bến số 2, 3, 4 – cảng Cái Lân có tổng chiều dài 594 m của Công ty TNHH cảng container quốc tế Cái Lân được đưa vào khai thác năm 2012, được thiết kế đủ điều kiện tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 50.000 DWT (tương đương 4.000 DWT) và tàu 75.000 DWT giảm tải.
-
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024