-
Hà Nội: Thu ngân sách từ đấu giá đất năm 2024 tăng gấp đôi so với năm trước -
Xử lý công sản dôi dư “hậu sắp xếp” tổ chức bộ máy -
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
Đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế
Là nội dung được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, khai mạc ngày 20/5, hồ sơ về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (Chương trình) đã dần được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Trước đó, khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiến hành thẩm tra, thông tin về Chương trình còn khá vắn tắt, với tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng
Ở tờ trình gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết, Chương trình thực hiện với quy mô cả nước, bao gồm tất cả đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã, thôn và một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%), trong đó vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 27.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%), bao gồm vốn đầu tư phát triển 18.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 12.250 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).
Chính phủ cũng dự kiến tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng. Như vậy, cả hai giai đoạn là 256.250 tỷ đồng.
Năm 2025, thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.
Giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030.
Giai đoạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến năm 2035.
Trong 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Chính phủ xác định, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP cả nước và nâng tỷ lệ này lên 8% vào năm 2035.
Cụ thể, về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tờ trình nêu, lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp văn hóa chiếm 7% tổng số lao động có việc làm trên cả nước.
Đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp điện ảnh đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD), ngành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 31 triệu USD, ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 125 triệu USD; ngành quảng cáo đạt khoảng 3,2 tỷ USD; ngành du lịch văn hóa chiếm 15-20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch.
Chỉ tiêu đáng chú ý khác là, 3 sàn giao dịch thương mại các sản phẩm và dịch vụ văn hóa tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng được hình thành và vận hành nhằm khuyến khích sáng tạo, phát triển thị trường; bảo đảm quyền tiếp cận, hưởng thụ và sáng tạo của công chúng. Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa tăng và chiếm 12% tổng số doanh nghiệp đăng ký cả nước.
Bộ Tài chính lo vốn “vẫn còn tương đối lớn”
Theo kết quả thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, đa số thành viên Hội đồng thống nhất với tổng vốn thực hiện Chương trình, riêng thành viên Bộ Tài chính cho rằng, dự kiến tổng vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 vẫn còn tương đối lớn.
Về khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, theo Hội đồng Thẩm định, giai đoạn 2025-2030, dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cho Chương trình là 50.000 tỷ đồng, tương đương với Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021-2035 là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện chưa đến thời điểm dự toán nguồn lực cho kế hoạch đầu tư công trung hạn sau theo quy định của Luật Đầu tư công, nên chưa có cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn cho Chương trình trong giai đoạn 2026- 2030.
Theo ý kiến thành viên Bộ Tài chính, vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương dự kiến bằng 30% vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong khi cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay cũng có nhu cầu tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo (2026-2030).
Do đó, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát tổng mức vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ thứ tự ưu tiên thực hiện, tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện, gây thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, đối với nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương, phải gắn với đối tượng và nhiệm vụ chi cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần rà soát và dự kiến nguồn lực đảm bảo tính khả thi, tránh trường hợp đề xuất chung chung, đến giai đoạn thực hiện không còn đối tượng chi.
Đối với giai đoạn 2031-2035, Báo cáo kết quả thẩm định nêu rõ, theo quy định tại khoản 1, Điều 46, Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, do vậy, chưa có cơ sở để xem xét khả năng cân đối vốn.
Liên quan vấn đề trên, tại phiên thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tại thời điểm hiện tại, khả năng cân đối vốn khó xác định. Nếu dùng vốn giai đoạn 2021 - 2025 thì không còn tiền. Nếu dùng vốn giai đoạn 2026-2030, thì chưa có chủ trương, nên không biết có tiền hay không và có bao nhiêu.
Riêng đối với năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến 400 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 150 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 100 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 50 tỷ đồng), ngân sách địa phương là 250 tỷ đồng) để thực hiện nhiều hoạt động. Đó là xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, các hoạt động quản lý, xây dựng khung chính sách Chương trình đã được ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hàng năm.
Sau khi khung chính sách thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền ban hành, các bộ, ngành và địa phương mới có căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch thực hiện và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ, dự án đầu tư.
Do đó, theo người đứng đầu ngành tài chính, đề xuất bố trí vốn năm 2025 nêu trên chưa phù hợp, đề nghị tập trung nguồn lực thực hiện giai đoạn 2026-2030.
Giải trình ý kiến này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, đối với năm 2025, ngoài các nhiệm vụ xây dựng khung chính sách, dự kiến còn thực hiện các hoạt động xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác. Đây đều là các hoạt động sử dụng nguồn kinh phí của Chương trình. Nếu không có kinh phí hỗ trợ của Chương trình, các bộ, ngành, địa phương có thể không ưu tiên bố trí kinh phí được giao hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ trên. Đặc biệt, việc các cơ quan tự bố trí kinh phí càng trở nên khó khả thi trong bối cảnh hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính hiện nay luôn yêu cầu cắt giảm 10% kinh phí chi thường xuyên, riêng năm 2024 có thêm yêu cầu tiết kiệm 5%.
Để có thể sớm hoàn thiện các điều kiện cần thiết vận hành Chương trình nhanh chóng, hiệu quả trong giai đoạn trung hạn 2026-2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét đề nghị Quốc hội cho chủ trương bố trí một phần kinh phí riêng cho Chương trình ngay trong năm 2025.
Tại tờ trình, Chính phủ trình bày, đối tượng, phạm vi của Chương trình dự kiến bao gồm đầu tư xây dựng và hoạt động của các trung tâm văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia. Nội dung này nằm ngoài phạm vi quy định tại khoản 9, Điều 4, Luật Đầu tư công.
Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về nội dung trên, cho phép nghiên cứu việc thành lập các trung tâm này và đưa việc triển khai đầu tư xây dựng vào Chương trình trong giai đoạn 2031-2035.
-
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up