
-
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná
-
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
PV Gas đề xuất phương án cung cấp khí LNG cho nhiệt điện và các khu công nghiệp tại Thái Bình
-
Thu hút đầu tư vào TP.HCM khởi sắc trở lại
-
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới -
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất bổ sung dự án Nhà máy Điện gió ngoài khơi Cần Giờ 6.000 MW vào danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng trong dự thảo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).
Dự án này do liên doanh các nhà đầu tư là Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á, Tập đoàn Tokyo Gas, Tập đoàn Shizen Energy đầu tư, có quy mô tổng công suất lắp đặt 6.000MW, tổng mức đầu tư hơn 300.000 tỷ đồng. Tổng diện tích chiếm đất có thời hạn của dự án dự kiến khoảng 607,97 ha (giai đoạn 2031 - 2035) và 550,97 ha (giai đoạn 2036 - 2040).
Dự án Nhà máy Điện gió ngoài khơi Cần Giờ được đặt tại khu vực ngoài khơi thuộc Nam Biển Đông, diện tích khảo sát rộng hơn 325 ha. Khu vực đất liền của dự án được đặt tại Khu công nghiệp Hiệp Phước thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) với diện tích dự kiến khoảng 8 ha.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Góp ý về dự án này, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đề nghị chủ đầu tư cần thực hiện ngay việc đăng ký với các cơ quan chức năng để đưa ra nguồn năng lượng gió công suất 6.000 MW này vào trong các kịch bản huy động của sơ đồ điện 8.
Đồng thời, phải tính toán trào lưu công suất khi thực hiện nhà máy đến các chế độ vận hành của lưới điện khu vực TP.HCM nói riêng và miền Nam nói chung, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. EVNHCMC cũng kiến nghị chuẩn xác lại lựa chọn công nghệ cho các tuabin phát điện.
Ngoài ra, do dự án sử dụng diện tích mặt biển lớn, các đơn vị trong quá trình thẩm định cần xem xét sự tác động đến môi trường khu dự trữ sinh quyển thế giới là khu vực đất Rừng phòng hộ Cần Giờ đã được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới.
Không chỉ thế, do vị trí dự kiến đặt nhà máy điện gió có vị trí nằm ngoài khơi huyện Cần Giờ nên cũng cần có sự lưu ý của cơ quan chuyên môn về quản lý an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.
Sở Công thương TP.HCM cho biết Thành phố ủng hộ việc liên doanh các nhà đầu tư là Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á, Tập đoàn Tokyo Gas, Tập đoàn Shizen Energy lập hồ sơ đề xuất bổ sung dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ vào Quy hoạch điện 8 để tạo thêm nguồn năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Thành phố.
Tuy nhiên, theo Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, khu vực ranh giới nghiên cứu của dự án này không nằm trong phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận TP.HCM, nên Thành phố không có cơ sở pháp lý để đề nghị Bộ Công thương bổ sung dự án vào Quy hoạch điện 8. Vì vậy, Sở Công thương đã có kiến nghị gửi văn bản đề nghị liên doanh các nhà đầu tư dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ liên hệ Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn các thủ tục khảo sát, đề xuất bổ sung dự án vào Quy hoạch điện 8.

-
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới -
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước -
Hải Phòng, Hải Dương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, khu công nghiệp -
Nhà ga hành khách T3 - Sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên -
Đề xuất xây tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh vận tốc 300 km/h -
Quảng Ngãi dự kiến lấn biển hơn 127 ha tạo quỹ đất mới làm Sân bay Lý Sơn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép