
-
Giao đầu mối gỡ vướng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vốn 11.029 tỷ đồng
-
Thông xe kỹ thuật cầu Quảng Đà, kết nối Đà Nẵng và Quảng Nam
-
Cần Thơ xây cầu vượt tại 2 nút giao trung tâm Thành phố
-
Nghệ An: Hoàn thành giải ngân vốn dự án mở rộng Quốc lộ 1A trước ngày 30/5/2025
-
Kiến nghị bổ sung quy hoạch tuyến metro TP.HCM - Cần Giờ trị giá 4,09 tỷ USD -
Hải Phòng đặt mục tiêu khởi công khu kinh tế ven biển phía Nam trong năm 2025
![]() |
Hướng tuyến Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. |
Bộ GTVT vừa có tờ trình số 1251/TTr – BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) để tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Đây là một trong số 3 dự án đường cao tốc do Bộ GTVT chuẩn bị đầu tư đã được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để sớm hoàn thành đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu vận tải cấp bách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trước đó, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021 theo phương thức PPP. Bộ GTVT cũng đã cơ bản hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án
Theo đề xuất mới nhất của Bộ GTVT, phạm vi, địa điểm đầu tư Dự án không thay đổi so với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1602.
Cụ thể, điểm đầu Dự án tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 thuộc Tp Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tổng chiều dài Dự án là khoảng 53,7 km, trong đó đoạn qua Tp Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); thị xã Phú Mỹ, Tp Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km).
Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. 12.987 tỷ đồng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án (giai đoạn 1) khoảng 17.837 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng so với Quyết định số 1602 do cắt giảm chi phí lãi vay (khi chuyển sang đầu tư công), cập nhật đơn giá và tiến độ thực hiện dự án, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng…
Tại tờ trình số 1251, Bộ GTVT kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) để đầu tư, cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025, với nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỷ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).
Số vốn này đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỷ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT đã được Quốc hội thông qua; sử dụng khoảng 3.500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và kiến nghị bố trí từ nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước khoảng 5.410 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, các dự án đường bộ cao tốc có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để khởi công dự án cần khoảng 3 năm (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng..), thời gian thi công hoàn thành công trình tối thiểu từ 2 - 3 năm. Chính vì vậy, phần lớn các dự án đường bộ cao tốc khó có thể hoàn thành trong một kỳ trung hạn.
Trong trường hợp được áp dụng các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022, Dự án dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu năm 2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.
Để đảm bảo tiến độ triển khai công trình Bộ GTVT dự kiến chia Dự án thành 3 dự án thành phần. Trong đó Dự án thành phần 1 (Km0 – Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.828 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 (Km16 – Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2 km (kết nối với đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và tuyến kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.819 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 (Km34+200 – Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, 3 dự án thành phần được chuẩn bị và triển khai đầu tư cùng thời điểm, cùng được bố trí vốn để triển khai theo kế hoạch nên sẽ hoàn thành và khai thác đồng bộ toàn tuyến.

-
Nghệ An: Hoàn thành giải ngân vốn dự án mở rộng Quốc lộ 1A trước ngày 30/5/2025 -
Đặt kỳ vọng vào các dự án FDI quy mô lớn -
Kiến nghị bổ sung quy hoạch tuyến metro TP.HCM - Cần Giờ trị giá 4,09 tỷ USD -
Hà Nội thúc tiến độ hạ tầng 4 cụm công nghiệp tại huyện Thạch Thất -
Hải Phòng đặt mục tiêu khởi công khu kinh tế ven biển phía Nam trong năm 2025 -
Ninh Thuận tiếp tục thu hút đầu tư vào năng lượng, năng lượng tái tạo -
TP.HCM ban hành kế hoạch đầu tư 355 km metro, tuyến số 2 khởi công cuối năm 2025
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu