
-
Ký kết PSC Lô 15-1: Bảo đảm sản lượng khai thác bền vững của Petrovietnam
-
Hải Dương: Thêm 2 cụm công nghiệp được chấp thuận đầu tư, vốn hơn 753 tỷ đồng
-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
-
Quảng Ninh giải ngân trên 5.400 tỷ đồng vốn đầu tư công
-
Kon Tum điều chỉnh quy mô, tiến độ Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật -
Gia Lai công bố Quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh
Địa phương muốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 39.827 tỷ đồng
Ngày 31/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, ký văn bản số 5100/UBND-DA gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường Vành đai 4, TP.HCM.
Theo báo cáo, đến nay TP.HCM cùng các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã tổ chức lập và cơ bản hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4, TP.HCM.
Dự án có tổng chiều dài 207 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 18,2 km; Đồng Nai 45,5 km; Bình Dương 47,4 km; TP.HCM 17,3 km; Long An 78,3 km.
Trong giai đoạn I sẽ xây dựng 4 làn xe cao tốc, bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục trên toàn tuyến. Số lượng nút giao thông liên thông trên tuyến là 23 nút giao.
![]() |
Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4, TP.HCM. |
Khái toán tổng mức đầu tư của Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM là 128.063 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến đề xuất vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 39.827 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 30.882 tỷ đồng, còn lại là vốn từ các nhà đầu tư.
Phân chia phần vốn đi qua từng địa phương TP.HCM là 14.089 tỷ đồng, dự kiến vốn ngân sách địa phương 7.185 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 6.903 tỷ đồng.
Đoạn qua tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 7.972 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương 1.982 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 1.982 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 4.007 tỷ đồng.
Đoạn qua tỉnh Đồng Nai vốn đầu tư 19.151 tỷ đồng, dự kiến vốn ngân sách Trung ương 4.602 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 4.602 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 9.946 tỷ đồng.
Đoạn qua tỉnh Bình Dương 19.827 tỷ đồng, dự kiến vốn ngân sách Trung ương khoảng 4.784 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 4.787 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư khoảng 10.259 tỷ đồng.
Riêng đoạn qua tỉnh Long An có vốn đầu tư lớn nhất khoảng hơn 67.000 tỷ đồng, dự kiến vốn ngân sách Trung ương 28.458 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.328 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 26.238 tỷ đồng.
Để sớm đầu tư dự án quan trọng này, các địa phương đề xuất giai đoạn 2021-2025, phân bổ 15.843 tỷ đồng, dự kiến ngân sách Trung ương khoảng 8.407 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 7.435 tỷ đồng.
Còn giai đoạn 2026-2030 phân bổ khoảng 54.800 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 31.420 tỷ đồng, ngân sách địa phương 23.447 tỷ đồng.
Đề xuất hàng loạt cơ chế đặc thù để làm dự án
Theo UBND TP.HCM, đường Vành đai 4 TP.HCM có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là tuyến kết nối giao thông liên vùng giải quyết lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistic, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương trong vùng.
Vì vậy, các địa phương thống nhất đề xuất cần có cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư nhanh Dự án này.
Cơ chế đầu tiên được đề xuất là giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án thuộc đường Vành đai 4 TP.HCM.
Một cơ chế mới lần đầu tiên được đề xuất là được sử dụng ngân sách của địa phương này để hỗ trợ địa phương khác đầu tư công dự án qua hai địa phương như cầu tiếp giáp địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai, cầu Thủ Biên tiếp giáp địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Cơ chế tiếp theo được đề xuất là ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 50% tổng mức vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án. Riêng tỉnh Long An, ngân sách Trung ương hỗ trợ 75% tổng mức vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án.
Các địa phương cũng đề xuất cho phép giá trị tổng mức đầu tư các dự án đường Vành đai 4 của từng địa phương chuyển tiếp kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2026 - 2030 không tính cộng vào tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn gia đoạn sau của từng địa phương (quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công 2019).
Một loạt các cơ chế khác cũng được đề xuất như cho phép các địa phương cập nhật, điều chỉnh các đồ án quy hoạch trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...
Ngoài ra, các địa phương cũng đề xuất cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; cơ chế quản lý công trình sau đầu tư và quyết toán vốn đầu tư.

-
Kon Tum điều chỉnh quy mô, tiến độ Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật -
Gia Lai công bố Quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh -
TP.HCM chuẩn bị khởi công dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi 7.300 tỷ đồng -
Sun Group được chấp thuận đầu tư Dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc -
Đề xuất nâng cấp quy mô Cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E -
Bất động sản căn hộ hạng sang, nơi giới tinh hoa gặp gỡ -
Đà Nẵng duyệt chi gần 490 tỷ đầu tư Không gian đổi mới sáng tạo
-
1 Phó thủ tướng: Thuế suất của Việt Nam thấp so với thế giới; chính sách thuế đang rất ưu đãi, khoan sức dân
-
2 Hộ kinh doanh đóng cửa không liên quan đến chính sách thuế
-
3 Hợp nhất hai bộ khiến quyết sách nhanh hơn, nắn vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm
-
4 Không có chuyện người bán hàng rong, bán nước vỉa hè phải dùng hóa đơn điện tử
-
TMT Motors sắp ra mắt mẫu ôtô điện đô thị giá siêu rẻ
-
Bảo chứng về chất lượng sản phẩm ColosBaby Gold 2+ thông qua nghiên cứu khoa học
-
Khám phá đô thị sống chuẩn xanh phía Tây TP.HCM
-
Vietbank tạo sức hút tại Ngày hội Việc làm và Đào tạo VCTF Vietnam 2025
-
Vĩnh Phúc tăng tốc hội nhập quốc tế: Xúc tiến đầu tư chiến lược tại châu Âu
-
Ngày hội việc làm và đào tạo Việt Nam 2025: Kết nối tương lai nghề nghiệp