-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Đề xuất này được Sở Y tế TP.HCM đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc-xin Covid-19 trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.
Theo một số chuyên gia, đề xuất rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 là hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. |
Với đề xuất này, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được đề nghị của TP.HCM.
Ông Tấn khẳng định, nguyên tắc tiêm chủng hiện nay tại Việt Nam vẫn đang thực hiện theo hướng dẫn lịch tiêm của Bộ Y tế và nhà sản xuất.
Do đó, dù đề nghị trên của TP.HCM nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhưng Cục vẫn phải xem xét thật kỹ vì còn phụ thuộc vào hướng dẫn của Bộ và lịch tiêm chủng nên tuân thủ hướng dẫn chung.
Về phía chuyên gia, bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh và Tiêm chủng vắc-xin, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, kiến nghị giảm thời gian tiêm giữa 2 mũi vắc-xin AstraZeneca xuống 6 tuần thay vì 8-12 tuần của Sở Y tế TP.HCM là hợp lý.
Bởi từ trước đến nay, nhà sản xuất AstraZeneca luôn khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc-xin của hãng là từ 4 -12 tuần. Còn mốc từ 8 - 12 tuần được đưa ra từ các nghiên cứu trên thế giới, là khoảng thời gian lý tưởng nhất, giúp vắc-xin AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.
"Việc giảm khoảng cách giữa 2 mũi vắc-xin xuống 4-8 tuần cũng chỉ làm giảm hiệu lực bảo vệ của vắc-xin, nhưng không đáng kể so với mốc 8-12 tuần", bác sĩ Điền cho hay.
Đồng quan điểm, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, với tình hình dịch bệnh như hiện nay ở TP.HCM không cần thiết phải kéo dài thời gian chờ tiêm mũi 2 vắc-xin AstraZeneca như hiện nay. Bởi rất có thể người dân sẽ nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình chờ đợi được tiêm mũi 2.
Bác sĩ Khanh cho rằng có thể rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 AstraZeneca xuống còn 6 tuần, thậm chí 4 tuần. Còn mốc thời gian 8-12 tuần chúng ta vẫn cần tính đến trong trường hợp không có dịch bệnh.
Còn theo bác sĩ Phùng Anh Tuấn, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nếu tiêm hai liều với khoảng cách 8-12 tuần, vắc-xin có thể phòng thể nặng và nhập viện trên 90%. Khi tiêm trước 8 tuần, tỷ lệ bảo vệ phòng nhiễm khoảng 71%. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng thể nặng và nhập viện không chênh nhiều, vẫn trên 90%.
Tại Hà Nội, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, do chưa có hướng dẫn mới từ Bộ Y tế nên khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vẫn ít nhất từ 8 tuần đến 12 tuần.
“Về lý thuyết, việc tiêm mũi 2 sau mũi 1 dưới 8 tuần không sai, nhưng có thể làm giảm động lực của vắc-xin”, ông Tuấn cho biết.
Vừa qua, do khan hiếm vắc-xin, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vắc-xin cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vắc-xin sẵn có tại từng thời điểm.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở một số quốc gia khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca trong 8 - 12 tuần sẽ đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Hướng dẫn của Bộ Y tế khi triển khai tiêm chủng mũi 2 vắc-xin này tại Việt Nam cũng là 8 - 12 tuần sau mũi 1.
Tuy nhiên, hiện một số nhóm nguy cơ cao thường xuyên tiếp xúc với ca bệnh cần phải tiêm đủ 2 mũi. Vì vậy, có thể tính toán việc tiêm mũi 2 sớm hơn, trong khoảng 4 - 12 tuần.
Trước đây nhà sản xuất cũng hướng dẫn và áp dụng tại nhiều nước việc tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca, mỗi mũi cách nhau 4-12 tuần. Nhưng sau này khi nghiên cứu, tính toán, nhà sản xuất hướng dẫn khoảng cách giữa 2 mũi là 8-12 tuần mới đáp ứng miễn dịch tốt nhất.
Tại Việt Nam, hiện đang áp dụng thời gian tiêm mũi hai là từ 8 - 12 tuần. Và do nguồn cung khan hiếm nên vừa qua Hội đồng Tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc-xin Covid- 19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc-xin khác để tiêm mũi 2 như sau: Nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả