-
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định
Cầu Long Thành - Công trình huyết mạch trên cao tốc Dầu Giây |
Theo thông tin của baodautu, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT phê duyệt đề xuất Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Dự án có mục tiêu đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và các công trình trên tuyến, với chiều dài khoảng 23,76 km, quy mô mặt cắt ngang sau mở rộng đạt 8 làn xe cao tốc, riêng cầu Sông Tắc 10 làn xe, cầu Long Thành 9 làn xe (5 làn chiều TP.HCM đi Long Thành và 4 làn chiều ngược lại); tốc độ thiết kế 100 -120 km/h.
Đoạn tuyến được đề xuất đầu tư mở rộng có điểm đầu (Km0+800) tại vị trí sau nút giao An Phú, thuộc phường An Phú, quận Thủ Đức, Tp. HCM; điểm cuối (Km24+558) tại vị trí giao dự kiến với cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu, thuộc thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trong đó, đoạn tuyến qua địa bàn Tp.HCM khoảng 11,768 km (tính từ điểm đầu Km0+800 đến giữa cầu Long Thành tại lý trình Km 12+568); chiều dài qua địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 11,990 km (tính từ điểm giữa cầu Long Thành tại lý trình Km 12+568 đến điểm cuối tại Km24+558).
Riêng đoạn từ Km24+558 đến nút giao Dầu Giây giữ nguyên quy mô đã đầu tư 4 làn xe hiện hữu.
Theo quy hoach đoạn đề xuất mở rộng từ nút giao An Phú, thành phố Thủ Đức, TP.HCM đến vị trí giao dự kiến với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được quy hoạch theo 3 đoạn: An Phú - Vành đai 2 Tp.HCM (Km0+800 ÷ Km4+514) gồm 8 làn xe, chiều rộng nền đường 36m; Vành đai 2 - Vành đai 3 TP.HCM (Km4+514 ÷ Km8+770) gồm 8 làn xe, chiều rộng mặt cầu 41,5m; Vành đai 3 - cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 ÷ Km24+558) 8 làn xe cao tốc cho toàn tuyến, chiều rộng nền đường 42,5 m.
Trong giai đoạn phân kỳ đầu tư, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đề xuất thực hiện GPMB đảm bảo cho quy mô giai đoạn hoàn chỉnh theo quy hoạch.
Tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh cho đoạn tuyến đề xuất mở rộng khoảng 23,76 km (chưa gồm lãi vay) vào khoảng 16.379,0 tỷ đồng, tương đương 715,9 triệu USD.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho đoạn tuyến đề xuất mở rộng khoảng 23,76 km trong giai đoạn đầu tư phân kỳ là khoảng 12.969,4 tỷ đồng tương đương 566,8 triệu USD, gồm chi phí xây dựng sau thuế là 8.849 tỷ đồng, tương đương 386 triệu USD; chi phí GPMB là 1.080 triệu USD, tương đương 47,21 triệu USD.
Đơn vị đề xuất Dự án đề xuất vay ODA của JICA dự kiến là 10.217,5 tỷ đồng, tương đương 446,6 triệu USD cho các hang mục: chi phí xây dựng, thiết bị (100% trước thuế); chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát, chi phí khác (7%), chi phí dự phòng.
Nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 2.751,8 tỷ đồng, tương đương 120,27 triệu USD cho các hạng mục: Thuế VAT (của chi phí xây lắp và chi phí dự phòng), chi phí GPMB, chi phí quản lý dự án; chi phí dự phòng và lãi vay.
Dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 5 năm sau khi hiệp định vay cho dự án có hiệu lực (dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025).
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe cao tốc đưa vào khai thác từ năm 2015.
Sau 5 năm đưa vào khai thác, cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã quá tải, đặc biệt là các dịp lễ, tết luôn luôn xuất hiện tình trạng kẹt xe trên tuyến cao tốc này (theo số liệu năm 2019, lưu lượng trung bình đoạn đầu tuyến đoạn Long Phước – QL51 là 52.414 PCU/ngày đêm, ngày lễ tết, cuối tuần lưu lượng đạt gần 57.000 PCU/ngày đêm.
Trong khi với quy mô hiện tại đáp ứng được khoảng 44.000 PCU/ngày đêm. Do đó từ cuối năm 2019, Bộ GTVT đã chỉ đạo nghiên cứu mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Vì vậy, với quy mô hiện tại của tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây không đáp ứng nhu cầu vận tại hiện tại, cũng như trong tương lai, do đó cần sớm nghiên cứu để đầu tư mở rộng tuyến cáo tốc này, đáp ứng được nhu cầu lưu thông trên tuyến, đồng bộ với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành khi đi vào khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024