-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Một đoạn Quốc lộ 21B qua Nam Định. |
UBND tỉnh Nam Định vừa có Tờ trình số 34/TTr - UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh này lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11), giai đoạn 1 từ TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
Theo quy hoạch, tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11) có điểm đầu tại Km0+00 (Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam); điểm cuối giao với tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) với chiều dài toàn tuyến là khoảng 50,6 km.
Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ đầu tư xây dựng đoạn từ đầu tuyến Km0+00 (Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam) đến giao với Quốc lộ 10, TP. Nam Định trước năm 2030 (Giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030) với chiều dài khoảng 25,1 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam khoảng 16,6 km, đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định khoảng 8,5 km.
Tuyến đường thuộc Dự án sẽ xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành, đường gom 2 bên, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I dự kiến khoảng 9.400 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thời gian thực hiện Dự án giai đoạn I là từ năm 2024 đến năm 2028; toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nam Định, Hà Nam tự bố trí đối với đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh.
Tại Tờ trình số 34, UBND tỉnh Nam Định đề nghị Chính phủ giao làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11).
Đối với đoạn BOT (từ trạm thu phí Mỹ Lộc tỉnh Nam Định đến Quốc lộ 10, TP. Nam Định dài khoảng 3,9 km) hết hạn thu phí năm 2028, UBND tỉnh Nam Định sẽ đàm phán để thanh lý hợp đồng vào năm 2025 (thời điểm khởi công dự án) bằng ngân sách tỉnh để đầu tư đồng bộ theo quy mô đường cao tốc trên toàn tuyến.
Được biết, Quốc lộ 21B đoạn từ Liêm Tuyền, TP. Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến Quốc lộ 10, TP. Nam Định là trục giao thông chính, huyết mạch kết nối giữa tỉnh Nam Định và khu vực Nam đồng bằng sông Hồng đến tỉnh Hà Nam, TP. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Tuyến được quy hoạch nâng lên cao tốc với tổng chiều dài dự kiến khoảng 50 km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh.
Hiện trạng tuyến có chiều dài khoảng 25,1 km, trong đó đoạn tuyến từ Phủ Lý (Hà Nam) đến trạm thu phí Mỹ Lộc tỉnh Nam Định dài 21,2 km đã được UBND tỉnh Nam Định đầu tư theo hình thức BT, quy mô đường cấp II (4 làn xe), nền đường rộng từ 24 - 48m, đã được khai thác sử dụng từ năm 2014; đoạn từ trạm thu phí Mỹ Lộc tỉnh Nam Định đến Quốc lộ 10, TP. Nam Định dài khoảng 3,9 km được đầu tư theo hình thức BOT, hoàn thành và thông xe vào năm 2012, thời gian thu phí còn lại đến hết năm 2028, quy mô thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị.
Hiện nay toàn tuyến đã khai thác sử dụng trên 10 năm có lưu lượng tham gia giao thông rất lớn (số liệu đếm xe qua trạm BOT Mỹ Lộc tháng 12/2023 là 18.464 xe/ngày đêm).
Dọc 2 bên tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Nam và Nam Định có rất nhiều các Khu, Cụm công nghiệp đã và đang được triển khai xây dựng, nhiều khu dân cư với mật độ dân cư đông đúc, đặc biệt có nhiều khu du lịch, khu tâm linh như: đền Trần, Phủ Dày - Nam Định, đền Trần Thương - Hà Nam, Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường - Nam Định...
Hiện nay, đoạn tuyến trên chưa được đầu tư xây dựng hệ thống đường gom dọc tuyến để kết nối các khu dân cư, Khu, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp của các doanh nghiệp vào Quốc lộ 21B; trên tuyến tồn tại rất nhiều đường ngang giao cắt trực tiếp, thường xuyên ùn tắc, nhất là vào các dịp cao điểm và các ngày cuối tuần, các ngày lễ, Tết, đặc biệt các mùa lễ hội thường xảy ra ùn tắc nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, trên mỗi làn xe có nhiều thành phần tham gia giao thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong quá trình khai thác; tốc độ xe chạy không cao do đó chưa khai thác được tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến quốc lộ, chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025