-
Vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây -
Nghệ An chi 186 tỷ đồng xây dựng hồ điều hòa cạnh Đại lộ Vinh - Cửa Lò -
TP.HCM: Chuyển 11 dự án cho ban quản lý xây dựng các quận, huyện thực hiện -
TP.HCM: Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớn -
Hậu soát xét, Dự án thành phần 3 vành 4 TP. Hà Nội giảm tới 2.991 tỷ đồng -
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng
Nội dung trên được Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam (Tedi South) đưa ra tại cuộc họp mới đây về việc rà soát, đề xuất bổ sung, điều chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị, các đầu mối đường sắt quốc gia khu vực TP.HCM.
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, ga đầu mối hành khách Bình Triệu có thể chuyển về ga An Bình mới (thuộc tỉnh Bình Dương).
Còn đoạn đường sắt quốc gia đoạn từ ga An Bình đến ga Sài Gòn có thể chuyển thành đường sắt đô thị. Sau đó, giải phóng quỹ đất hiện có tại các ga đầu mối như Bình Triệu, Chí Hòa… để phát triển mô hình đô thị gắn kết với giao thông công cộng có sức chở lớn (TOD).
Ga Bình Triệu quy hoạch "treo" hơn 20 năm, người dân sống xung quanh khu vực quy hoạch điêu đứng vì không được xây dựng nhà cửa kiên cố - Ảnh: Anh Quân |
Liên quan đến quy hoạch “ treo” hơn 20 năm của ga Bình Triệu, Sở GTVT TP.HCM cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện bồi thường, tái định cư cho người dân nằm trong phạm vi quy hoạch ga Bình Triệu trong giai đoạn 2021 - 2025.
Theo kế hoạch tháng 11/2023, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ hoàn thành việc lập đồ án quy hoạch để trình phê duyệt. Trong đồ án quy hoạch sẽ đưa ra tiến độ, lộ trình thực hiện cụ thể cho dự án "treo" ga Bình Triệu.
Đối với các tuyến đường sắt đô thị, đơn vị tư vấn đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến mới kết nối đến các đầu mối giao thông quan trọng.
Tuyến thứ nhất, kết nối từ trung tâm TP.HCM và Thủ Thiêm để đến nhà ga hành khách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Long Thành.
Tuyến thứ hai kết nối từ trung tâm TP.HCM vượt sông Soài Rạp sang Cần Giờ, kết nối đến Khu đô thị du lịch 2.870 ha lấn biển Cần Giờ.
Tuyến thứ ba, kết nối giữa 2 ga đầu mối đường sắt quốc gia là ga Thủ Thiêm và ga Tân Kiên có chiều dài khoảng 28 km.
Đối với hệ thống đường bộ trên cao, đơn vị tư vấn cho rằng cần thiết kéo dài các đường trên cao được quy hoạch trước đây để hình thành các trục xuyên tâm kết nối đến các tỉnh lân cận.
Được biết, việc rà soát bổ sung, điều chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực TP.HCM để xem xét, cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.
-
Vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây -
Nghệ An chi 186 tỷ đồng xây dựng hồ điều hòa cạnh Đại lộ Vinh - Cửa Lò -
TP.HCM: Chuyển 11 dự án cho ban quản lý xây dựng các quận, huyện thực hiện -
TP.HCM: Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớn
-
Hậu soát xét, Dự án thành phần 3 vành 4 TP. Hà Nội giảm tới 2.991 tỷ đồng -
Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ -
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng -
Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Năm 2024, Nghệ An thu hút 1,7 tỷ USD vốn FDI, cao nhất từ trước đến nay -
Thừa Thiên Huế điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghiệp Phong Điền -
Ninh Thuận: Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?