Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Đến 2030, 100% các đô thị Hà Nội có công trình tái chế chất thải rắn
Trang Nguyễn - 11/05/2016 15:42
 
Theo Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt, đến năm 2030, 100% các đô thị tại Hà Nội có công trình tái chế chất thải rắn.
1
Tổng khối lượng chất thải rắn toàn Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là khoảng 39.000 tấn/ngày đêm

Theo quy hoạch, đến năm 2030, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn; 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp, 90% lượng chất thải rắn các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

Ước tính, tổng khối lượng chất thải rắn toàn Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là khoảng 39.000 tấn/ngày đêm. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phát huy năng lực các cơ sở xử lý chất thải rắn đang hoạt động, xây dựng mới các cơ sở xử lý chất thải rắn theo các quy hoạch chuyên ngành đã phê duyệt; khuyển khích các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp tỉnh xử lý dịch vụ liên tỉnh, tiến tới tập trung hóa.

Giải pháp quy hoạch được đưa ra đối với hệ thống thu gom và công nghệ xử lý đó là: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn y tế thông thường được thu gom từ nơi phát sinh chuyển về các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch của từng vùng tỉnh.

Chất thải rắn nông thôn được thu gom, vận chuyển hàng ngày hoặc cách ngày và được vận chuyển đến các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.

Đối với chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải được phân loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, xử lý tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh môi trường và theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại.

Các cơ sở xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ tổng hơp bao gồm đốt, tái chế chất vô cơ, chế biến phân hữu cơ, chôn lấp hợp vệ sinh. Ưu tiên áp dụng công nghệ đốt thu hồi năng lượng.

Chính phủ cũng yêu cầu quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn liên tỉnh như: Nghiên cứu bố trí các khu xử lý chất thải rắn liên tỉnh tại các khu vực phù hợp, thuận lợi thuộc các tỉnh trung du miền nủi phía Đông Bắc, phía Tây và Tây Nam; ưu tiên xã hội hóa đầu tư.

Ngoài ra, một số cơ sở xử lý chất thải rắn có thể thực hiện dịch vụ liên tỉnh như: Cơ sở xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (Hà Nội), cơ sở xử lý chất thải rắn Lương Sơn (Hòa Bình)...Các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp tỉnh cần thực hiện theo quy hoạch của địa phương, khuyến khích phục vụ liên tỉnh, giảm quỹ đất dành cho chôn lấp.

Đặc biệt, trong các dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2030 - 2050 vừa mới được Thủ tướng phê duyệt có dự án Mở rộng khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn do Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội thực hiện với nguồn vốn dự kiến từ Nhà nước và vốn vay ODA. 

Khởi công nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học, vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng
Ngày 21/1, Công ty cổ phần xử lý rác thải Bến Tre (đơn vị chủ đầu tư) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải, công suất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư