
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Nhiều tiềm năng
UBND TP.HCM vừa có văn bản triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại TP.HCM.
Hiện TP.HCM có 43 nhà máy dược phẩm đạt GMP-WHO phân bổ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu dân cư... và chủ yếu sản xuất các thuốc generic để cung cấp cho thị trường trong nước và một phần xuất khẩu.
Trong số 43 nhà máy, có 5 nhà máy đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP về sản xuất bao bì dùng trong ngành dược.
![]() |
TP.HCM có nhiều tiềm năng trong ngành dược. |
Tổng số các số đăng ký thuốc còn hiệu lực của các nhà máy sản xuất trên địa bàn là 2.529 số đăng ký, chiếm khoảng 10% tổng số đăng ký còn hiệu lực của cả nước. Số mặt hàng đưa vào sản xuất là 2.104 mặt hàng, chiếm hơn 83% tổng số đăng ký được cấp. Trong đó, có 121 thuốc đã được đánh giá tương đương sinh học.
Với hệ thống phân phối, nhờ số lượng công ty phân phối rộng khắp giúp cho việc tiếp cận thuốc của người dân được đảm bảo, sản lượng thuốc tiêu thụ tại TP.HCM chiếm từ 25-30% của cả nước. Trong đó, số lượng cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc là 1.476 cơ sở; số lượng cơ sở bán lẻ là 8.029 nhà thuốc.
Ngoài ra, TP.HCM là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam, thuận lợi cho giao thương sản phẩm từ các vùng lân cận; tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh. Các nhà máy sản xuất thuốc cũng đã tiếp tục nâng cấp, xây dựng dây chuyền sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn GMP-EU hoặc tương đương theo chủ trương hội nhập với ngành dược khu vực và thế giới.
Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dược của Cục Quản lý Dược cho thấy, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2021 là 73 USD/người/năm, dự kiến tăng đến khoảng 80 USD/người/năm vào năm 2025. Theo khảo sát về nhu cầu về thuốc của các bệnh viện tại TP.HCM, tỷ lệ sử dụng thuốc nội địa dao động từ 61% - 80%
Theo UBND TP.HCM, hiện Thành phố đang chú trọng phát triển dược lâm sàng cho các cơ sở điều trị, thúc đẩy việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và đẩy mạnh việc nộp hồ sơ trực tuyến cấp độ 3, 4 để tạo thuận lợi cho người hành nghề trong lĩnh vực y dược.
Mục tiêu chủ động cung ứng thuốc kịp thời
TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.
![]() |
TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời. |
Phấn đấu 100% nguyên liệu dược liệu đạt tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ sản xuất thuốc trong nước. Đồng thời hoàn thành cơ sở hạ tầng và bước đầu đưa vào hoạt động Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược. Đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 10 thuốc biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được.
Theo UBND TP.HCM, Thành phố đặt mục tiêu 100% cơ sở kinh doanh được đáp ứng tiêu chuẩn thực hành tốt; trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm duy trì đáp ứng tiêu chuẩn thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP); ít nhất 10 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PICs-GMP hoặc tương đương…
Với các mục tiêu này, TP.HCM sẽ thực hiện trong 2 giai đoạn, từ 21/2/2024 đến 31/12/2025 và từ 1/1/2026 đến 31/12/2030. Theo đó, TP.HCM sẽ triển khai thực hiện Để án “Phát triển công nghiệp dược TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để đảm bảo chủ động về nguồn thuốc, công nghiệp phụ trợ ngành dược và các sản phẩm trang thiét bị y tế phục vụ xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị trên địa bàn.
Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ tăng cường quản lý, kiểm soát thị trường thuốc, nguyên liệu thuốc; đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả; đào tạo nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác quốc tế…

-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế