-
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp
-
Xoay chuyển tình thế trong phòng vệ thương mại
-
Xác định chủ sở hữu hưởng lợi: Chuyển đổi số để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp
-
Thông tin về sự cố tại mỏ Sông Đốc
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam -
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
![]() |
Dệt may Gia Định đã nộp gần 100 tỷ đồng tiền nợ thuế và được tiếp tục thực hiện các thủ tục hải quan. |
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TP.HCM vừa ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 351/QĐ-ĐT ngày 6/3/2024 về việc cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty CP Dệt may Gia Định (Số 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM).
Sau khi nộp gần 100 tỷ đồng nợ thuế vào ngân sách nhà nước, Công ty CP Dệt may Gia Định đã được giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Tháng 3 năm nay, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, Cục Hải quan TP.HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục vì công ty này, có hiệu lực trong 1 năm, với lý do nợ thuế quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với tổng số nợ bị cưỡng chế trên 97,7 tỷ đồng.
Tại Quyết định nêu rõ, việc cưỡng chế dừng thủ tục hải quan chỉ chấm dứt khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
Công ty CP Dệt may Gia Định được thành lập và hoạt động từ năm 2010, hoạt động lĩnh vực may mặc; xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; buôn bán máy móc thiết bị…
Công ty CP Dệt may Gia Định từng là một trong số ít doanh nghiệp dẫn đầu ngành dệt may của TP.HCM, nhưng vài năm gần đây, tình hình sản xuất khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng nợ thuế lớn.
Thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế với số tiền từ vài chục đến hơn trăm tỷ đồng đã bị Cục Hải quan TP.HCM cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM, dừng làm thủ tục thông quan hàng hóa và tạm hoãn xuất cảnh người có liên quan là hai biện pháp cưỡng chế hiệu quả nhất trong thu hồi nợ thuế.
Ngoài ra, còn có các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định gồm: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề…
-
Thông tin về sự cố tại mỏ Sông Đốc -
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam -
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn -
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 21/5/2025 -
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai