
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á
![]() |
Dệt May Gia Định bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan trong 1 năm do nợ gần 100 tỷ đồng tiền thuế. |
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, Cục Hải quan TP.HCM vừa ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty CP Dệt may Gia Định (Số 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM).
Trước đó, ngày 28/2/2024, Cục Thuế TP.HCM có công văn đề nghị Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với Công ty CP Dệt may Gia Định. Nguyên do vì Công ty này hiện đang nợ thuế quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với tổng số nợ trên 97,7 tỷ đồng.
Quyết định cưỡng chế của cơ quan Hải quan đối với Công ty CP Dệt may Gia Định có hiệu lực 1 năm kể từ ngày 6/3/2024. Quyết định chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền nợ thuế được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Ngoài Dệt May Gia Định, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư cũng ban hành Quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất, nhập khẩu của Công ty TNHH may mặc xuất khẩu DAH Sheng (Q.12, TP..HCM) cùng lý do nợ thuế quá hạn 90 ngày hơn 2 tỷ đồng. Quyết định được ban hành từ đề nghị của Cục Thuế TP.HCM.
Được biết, Công ty CP Dệt may Gia Định được thành lập và hoạt động từ năm 2010, hoạt động lĩnh vực may mặc; xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; buôn bán máy móc thiết bị…
Công ty CP Dệt may Gia Định từng là một trong số ít doanh nghiệp dẫn đầu ngành dệt may của TP.HCM, nhưng vài năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Tại đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 của doanh nghiệp này diễn ra tháng 11 năm ngoái đã thông qua chủ trương để Công ty CP Dệt May Gia Định tiếp tục thực hiện chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sở hữu tại Công ty CP Garmex Sài Gòn (MCK: GMC) và Công ty CP Giày da và May mặc Xuất Khẩu (Legamex) (MCK: LGM) trên sàn giao dịch chứng khoán UPCoM.
Theo đó, Dệt May Gia ĐỊnh đăng ký bán hơn 3,32 triệu cổ phiếu GMC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 10,089% với giá bán tối thiểu là 18.528 đồng/CP. Đồng thời, đăng ký bán 1,887 triệu cổ phiếu LGM, tỷ lệ sở hữu 25,5% với mức giá bán tối thiểu 14.800 đồng/CP.
Việc chuyển nhượng này nhằm có nguồn tiên để giải quyết các khoản nợ cấp bách của Công ty (giai đoạn 2), đặc biệt là nợ thuế nhà nước và nợ quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động.
Trước đó, thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP HCM, Công ty CP Dệt May Gia Định có hai nhà máy ở quận Tân Phú và Gò Vấp. Từ tháng 4/2021, Công ty chậm đóng các khoản bảo hiểm của người lao động. Hiện, nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng.
-
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh -
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển -
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt