-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng -
Doanh thu 8 tháng năm 2024 của PV Power đi ngang, đạt hơn 19.900 tỷ đồng -
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời
Đầu ra sản phẩm sợi của TCM bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. |
Tháng 2 “ngấm đòn” Covid-19
CTCP Dệt may - Đầu tư -Thương mại Thành Công (mã TCM) vừa cập nhật kết quả kinh doanh tháng 2/2020 với doanh thu đạt gần 12,7 triệu USD, hoàn thành 92% kế hoạch doanh thu. Tuy nhiên, lợi nhuận tháng 2 chỉ hoàn thành hơn 60% kế hoạch, đạt 409.085 USD. Lũy kế hai tháng đầu năm, doanh thu của doanh nghiệp đạt 21,3 triệu USD, giảm gần 21% so với cùng kỳ. Lợi nhuận 2 tháng đạt hơn 820.000 USD, chỉ bằng 36% cùng kỳ một phần vì có thêm đóng góp từ thu nhập khác.
Covid-19 là một trong các nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh tháng 2 không đạt kế hoạch, kéo theo sự sụt giảm lợi nhuận trong hai tháng đầu năm. Sự bùng phát của dịch cúm do chủng mới của virus corona đã khiến hoạt động sản xuất của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng đóng băng.
Theo ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch HĐQT công ty, việc xuất khẩu sợi sang Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, trong khi đây vốn là mảng kinh doanh có biên lợi nhuận cao. Tỷ suất lợi nhuận trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm còn 3,85%, trong khi cùng kỳ đạt 8,29%.
Biên lợi nhuân TCM giảm sâu so với cùng kỳ. |
Kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 13%
Chia sẻ thêm về hoạt động kinh doanh của TCM trong tháng 2 vừa qua, lãnh đạo TCM cho biết, hoạt động của nhà máy và các lao động trong công ty vẫn bình thường. Ngoài sợi, các sản phẩm khác của doanh nghiệp dệt may này không xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, yếu tố tiêu cực từ dịch bệnh đã khiến TCM phải điều chỉnh đáng kể kế hoạch kinh doanh so với mục tiêu ban đầu mà công ty họp bàn cuối năm trước.
Theo tờ trình mà TCM mới gửi đến cổ đông, doanh thu năm 2020 dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 3,7%, trong khi đó, lợi nhuận kế hoạch năm nay giảm 12,9% so với mức thực hiện năm trước, còn 188 tỷ đồng.
Năm 2019, lợi nhuận của TCM cũng giảm hơn 15%, nhưng chủ yếu do không còn khoản lãi bất thường từ hoạt động khác. Hoạt động kinh doanh chính của công ty vẫn tăng trưởng hơn 8%.
Doanh nghiệp dệt may này dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 10/4/2020 tại TP.HCM. Trong khi khá nhiều doanh nghiệp đã xin hoãn và dời thời gian tổ chức, TCM vẫn tổ chức nhưng khuyến khích cổ đông biểu quyết từ xa, thông qua hình thức gửi phiếu qua bưu điện, thư điện tử…
Ngoài ra, tại cuộc họp trực tiếp, công ty cũng sẽ chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay và bố trí khoảng cách giữa các chỗ ngồi cách xa 1m để đảm bảo an toàn. Cũng theo ông Trần Như Tùng, trong trường hợp có hướng dẫn cụ thể về hình thức họp trực tuyến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty cũng sẽ thực hiện theo quy định.
-
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Cổ phiếu HAGL Agrico giao dịch trở lại trên sàn UPCoM ngày 18/9 -
DIC Corp tiếp tục biến động nhân sự cấp cao -
Becamex - Bình Phước được cổ đông lớn góp thêm vốn -
Áp lực lớn khi khởi động lại hai nhà máy của Thép Pomina -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam