-
Doanh nghiệp đầu tư cho thương mại bền vững -
Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới -
Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng -
Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 -
Trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho VEC -
Năm 2025, Petrovietam phấn đấu tăng trưởng trên 10%
Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may, trong đó có việc kéo các DN Ấn Độ sang đầu tư tại Việt Nam sản xuất nguyên liệu. |
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến với chủ đề “Khám phá cơ hội đầu tư và kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp Phòng Thương mại và công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức, ông Dr. L.B Singhal, Tổng Thư ký Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dệt may Ấn Độ (AEPC), cơ quan trực thuộc Bộ Dệt may Ấn Độ cho biết, doanh nghiệp Ấn Độ đang tính chuyện hợp tác đầu tư dệt may với các đối tác, trong đó có Việt Nam để thúc đẩy phát triển ngành dệt may trong nước.
“Tháng 11/2020, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua đề án Khuyến khích Liên kết Sản xuất đối với lĩnh vực dệt may. Đề án cung cấp các ưu đãi cho sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt cụ thể làm từ sợi nhân tạo (MMF). Khoảng 40 dây chuyền HS trong hàng may mặc MMF và 10 dây chuyền HS trong hàng dệt kỹ thuật chiếm gần 180 tỷ USD thương mại toàn cầu, do đó, chương trình sẽ khuyến khích ngành đầu tư sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao này”, ông Singhal thông tin.
Với năng lực xuất khẩu trên 40 tỷ USD/năm, ngành dệt may Việt Nam từ nhiều năm nay đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ.
Năm 2020, xuất khẩu dệt may đạt 35,2 tỷ USD, sụt giảm gần 4 tỷ USD so với thực hiện của năm 2019 do tác động từ dịch Covid-19. Đây là năm giảm kim ngạch xuất khẩu đầu tiên sau hàng chục năm tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng 10-15% mỗi năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu toàn thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thậm chí 30% nếu bị cách ly dài thì dệt may Việt Nam có mức giảm thấp.
Bà Phạm Minh Hương, nguyên giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhấn mạnh, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may. Trong 11 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,2 tỷ USD đối với bông và sợi polyeste, trong đó 62% đến từ Mỹ, 18% từ Brazil, 7% từ Ấn Độ; nhập khẩu 2 tỷ USD là sợi (yarn), trong đó 60% từ Trung Quốc, khoảng 5-6% từ Ấn Độ, còn lại là Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc và một số nước.
Đối với vải, Việt Nam nhập khẩu khoảng 10,7 tỷ USD, trong đó từ Trung Quốc khoảng 60%, còn lại là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và một số nước, Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 1%. Trong khi đó, Ấn Độ sở hữu nền công nghiệp dệt may lâu đời, với thế mạnh dựa trên hàng loạt các loại sợi tự nhiên như bông, đay, tơ tằm, len cho đến các loại sợi tổng hợp tổng hợp như polyester, nylon, có nền công nghệ phát triển.
Trong thời điểm này, dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến tình hình đầu tư, thương mại toàn cầu, nhưng việc DN Ấn Độ tới Việt Nam đầu tư vẫn có những thuận lợi đáng kể do Việt Nam làm tốt công tác chống dịch.
Theo ông Bùi Trọng Thoan, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư vấn đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (VAFIE), trong bối cảnh Covid-19 kinh tế Việt Nam là một trong số ít quốc gia tăng trưởng dương năm 2020 với tốc độ tăng 2,91%, lạm phát 3,23%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 543,9 tỷ USD, thặng dư thương mại 19,1 tỷ USD.
Đặc biệt, về thu hút FDI, Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rộng mở, năm 2020 thu hút đầu tư nước ngoài có giảm khoảng 13% so với năm 2019 nhưng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo do sức hút của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam mới kí kết trong đó có CPTPP, EAFTA, RCEP. Đối với lĩnh vực dệt may, ông Thoan cho rằng thu hút FDI sẽ tăng trưởng do EU, Trung quốc, Nhật Bản là các quốc gia tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn đều có FTA với Việt Nam.
-
Trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho VEC -
Năm 2025, Petrovietam phấn đấu tăng trưởng trên 10% -
T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án lớn nhất Đông Nam Á -
Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD -
Luật Thuế GTGT 2024: Điều chỉnh mới hướng tới phát triển bền vững -
Chính quyền Cần Thơ lắng nghe, giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp -
Hàng Việt bị điều tra 38 vụ việc liên quan đến lẩn tránh biện pháp phòng vệ
-
1 “Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức - Long Thành -
2 Chờ cú hích trên thị trường IPO -
3 Thách thức kinh tế 2025 -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
5 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị