Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Dệt may xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
Thế Hoàng - 25/07/2016 14:12
 
Chính sách ổn định tỷ giá không theo cơ chế thị trường của VND so với USD đã làm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt đỏ và kém sức cạnh tranh.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, một trong những lý do khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu, trong đó có dệt may bị mất thị trường, thu hẹp sản xuất hoặc không đạt được mức tăng trưởng kế hoạch có nguyên nhân từ chính sách ổn định tỷ giá.

“Tỷ giá đồng Việt Nam bị neo vào đồng tiền mạnh USD (chỉ điều chỉnh rất ít -2%), trong khi các đồng tiền khác ở những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đã điều chỉnh rất mạnh, cụ thể: châu Âu -18%, Nhật Bản – 17%, Trung Quốc -8%...Đồng thời, các nước xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Asean, Ấn Độ, Băngladesh cũng giảm giá đồng tiền của họ từ 10-20%, đã khiến hàng hóa Việt Nam trở nên quá đắt đỏ, không cạnh tranh được”, ông Dương nói.

Dệt may xuất khẩu khó cạnh tranh với các quốc gia Băngladesh, Campuchia cho chi phí đầu vào cao.
Dệt may xuất khẩu đang khó cạnh tranh với các quốc gia Băngladesh, Campuchia cho chi phí đầu vào cao.

Bên cạnh nguyên nhân tỷ giá, ngành dệt may càng trở nên khó khi tiền lương tối thiểu liên tục tăng đã làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, do cơ cấu chi phí của ngành dệt may, chi cho lao động đang chiếm đến 70-72% trong đơn giá gia công, thì mức tăng lương tối thiểu hàng năm cũng khiến hàng dệt may đắt hơn từ 8 – 10% so với các nước.

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may đang phải vay vốn với mức lãi suất 8-10%/năm, mức này được các doanh nghiệp “phản pháo” cao hơn 2 – 3 lần so với các nước, đẩy chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng, trực tiếp đẩy giá thành sản phẩm của hàng sản xuất trong nước.

Đại diện Vitas cho rằng, với 3 nguyên nhân trê, thì hàng hóa Việt Nam so với các nước khác đã đắt hơn trên 20%, nên khó mà cạnh tranh nổi, thành thử, dù đã rất nỗ lực, nhưng 6 tháng 2016, xuất khẩu dệt may tăng rất thấp, chỉ 4,1% và là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2016 đối với ngành dệt may là rất khó khăn.

“Chúng tôi đề nghị Chính phủ điều chỉnh tỷ giá linh hoạt thep thị trường thế giới, chứ không nên theo nhu cầu mua bán ngoại tệ tại thị trường Việt Nam, ít nhất đồng nội tệ Việt Nam phải phá giá 15% nữa mới gần cân bằng với đồng tiền của các nước khác trong khu vực”, ông Dương kiến nghị.

Đồng thời điều chỉnh quy định tăng thời gian làm thêm giờ cho các doanh nghiệp để cải thiện đời sống và thu nhập cho người lao động từ mức 300 giờ lên 500 giờ/năm để không bị tuột mất cơ hội nhận đơn hàng.

Số liệu từ Vitas cho thấy, hiện các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm thêm giờ 600 giờ/năm; Nhật Bản 720 giờ/năm

Vitas cũng đề nghị chính phủ giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng đến 2020 hoặc 2022 và không tăng thường xuyên hàng năm, cụ thể năm 2017 không tăng,   vì chỉ tính từ năm 2010 đến nay lương tối thiểu vùng đối với các DN trong nước năm 2016 đã bằng 3,28 lần - 3,57 lần so với năm 2010, đối với các DN đầu tư nước ngoài bằng 2,4 lần đến 2,61 lần. Đề nghị không sử dụng lương tối thiểu làm căn cứ khởi điểm để xây dựng hệ thống thang, bảng lương và làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm.

Lo ngại nhiều doanh nghiệp dệt may "hụt hơi" cuối năm
6 tháng đầu năm ghi nhận nhiều khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam, tăng trưởng ở mức 4,72%, sản xuất cầm chừng, đơn hàng thiếu. Đặc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư