Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Dệt, nhuộm trước làn sóng đầu tư từ Trung Quốc
Hải Yến - 01/04/2014 15:07
 
Ngành dệt may đang phải đối mặt với thực tế là lựa chọn được các dự án tốt đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, những dự án không hủy hoại môi trường và xí phần.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hòa Bình: Khánh thành nhà máy may 25 triệu USD
Vinatex lo 20.000 tỷ cho dự án nguyên liệu khủng
Biến Bình Định thành thủ phủ dệt may
Dệt may chạy đua với TPP
Dệt may ngoại nôn nóng đón sóng TPP
Đại gia dệt may Hàn Quốc xây thêm nhà máy tại Việt Nam

Tấp nập đầu tư vào dệt - nhuộm

Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, điển hình là doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc vào đầu tư các dự án sợi, dệt, nhuộm…

   
  Đầu tư FDI vào lĩnh vực dệt - nhuộm đã nóng lên từ cuối năm 2013.  Ảnh: Đức Thanh  

Thu hút FDI vào dệt, nhuộm càng “nóng” lên kể từ cuối năm 2013 trở lại đây, với một loạt dự án được cấp phép và đang làm thủ tục xin phép địa phương. Đáng chú ý, có tới 90% số doanh nghiệp tham gia đầu tư đến từ Trung Quốc.

Đầu tháng 3 năm nay,  tỉnh Nam Định đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may Yuluon Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại Khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản, nâng tổng số dự án dệt may tại khu công nghiệp này lên con số 4.

Chưa hết, 2 doanh nghiệp Trung Quốc khác là Công ty Luenthai, Công ty Sanshui Jialida (Trung Quốc) cùng với Công ty cổ phần Đầu tư Vinatex đang xúc tiến đầu tư một Khu công nghiệp dệt may tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định với tổng vốn đầu tư  gần 400 triệu USD. Ngoài ra, còn 3 nhà đầu tư nữa cam kết đầu tư tại TP.HCM, với tổng vốn mỗi dự án vài chục triệu đến cả trăm triệu USD.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Vương Trần Lâm, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vinatex (chủ đầu tư KCN Bảo Minh – tỉnh Nam Định) cho biết, không chỉ dự án FDI, mà ngay cả các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào khu công nghiệp đều được Công ty  tìm hiểu rất kỹ về tiềm năng, kinh nghiệm, bàn thảo rõ về quy mô, công nghệ mà chủ đầu tư dự án sẽ triển khai khi được cấp phép.

“Cho đến thời điểm này, toàn bộ dự án dệt, nhuộm của 2 doanh nghiệp có vốn FDI, 1 liên doanh và 1 doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Khu công nghiệp Bảo Minh đều là những tên tuổi lớn về dệt may và đều đảm bảo tốt về mặt công nghệ, sản phẩm, nhà máy xử lý nước thải đạt loại B trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung của KCN”, ông Lâm cho biết thêm.

Dệt may, da giày: Bấm nút nhiều dự án lớn

Dệt may, da giày: Bấm nút nhiều dự án lớn

“Chất” lấn át “lượng”

Dù đã cố gắng “gạn đục, khơi trong” để thu hút các nhà đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính, công nghệ và thị trường, song có một thực tế không thể phủ nhận, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đều có mục đích chung là hướng đến việc khai thác tài nguyên giá rẻ của Việt Nam, chi phí lao động thấp, và tận dụng điều kiện thuận lợi về thị trường mà dệt may Việt Nam đang có.

Trước những đột biến trong đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt – nhuộm, câu hỏi được đặt ra là, vì sao Việt Nam lại đột nhiên trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như vậy?

Tất nhiên, không vô cớ mà các nhà đầu tư chọn Việt Nam. Theo phân tích của các chuyên gia, có hai lý do tạo nên sự chuyển dịch đó.

Một là, chi phí cho nhân công thường chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp dệt – may, trong khi đó, đây lại là thế mạnh của Việt Nam.

Theo khảo sát của chính các nhà đầu tư, tiền lương của lao động có tay nghề loại trung bình tại Trung Quốc cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần nhân công tại Việt Nam. Còn ngay tại các nước trong khu vực ASEAN, kết quả nghiên cứu của Văn phòng Kinh tế công nghiệp Thái Lan về tính cạnh tranh của Thái Lan so với Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan và Philippines cho thấy, chi phí sản xuất ở Việt Nam thấp hơn tại Thái Lan 19,48%, bởi các nhân tố miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô, nhân công và chi phí nhiên liệu rẻ hơn. Giá nhân công lao động ở Thái Lan trung bình vào khoảng 14 USD/ngày (479 baht), cao nhất so với các nước kể trên, trong khi nhân công lao động tại Việt Nam và Pakistan chỉ vào khoảng 3,68 USD/ngày.

 Hai là, việc xin cấp phép đầu tư tại Trung Quốc đã trở nên rất khó khăn do nước này hạn chế mức thải mới cho một số ngành công nghiệp.

Đơn cử, từ ngày 1/3/2014, Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc đã công bố tiêu chuẩn chất thải gây ô nhiễm nước đối với ngành công nghiệp da và lông thú cao hơn nhiều so với trước đây. Đồng thời, cơ cấu ngành công nghiệp sẽ được tối ưu hóa, và một loạt các công ty quy mô nhỏ, không cạnh tranh hoạt động trên cơ sở sản xuất lỗi thời, quy trình và công nghệ ở mức độ thấp, và các cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường kém sẽ được loại bỏ.

Cùng với các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, như trên đã phân tích, sẽ tiếp tục là các nhà đầu tư đến từ các nước ASEAN, khi mà Văn phòng Kinh tế công nghiệp Thái Lan đã khuyên “các ông chủ người Thái hoạt động trong ngành công nghiệp dệt may nên chuyển đầu tư sản xuất sang Việt Nam để giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.

Sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI sẽ không chỉ dừng lại với các yếu tố đã phân tích trên, Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, sức hấp dẫn sẽ tiếp tục tăng thêm, bởi riêng thị trường các nước trong TPP đã chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung Quốc quyết định đầu tư vào ngành dệt ở Việt Nam,  một phần nào đó có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, “chấp nhận được”, chỉ bao gồm những nhà máy có công nghệ thực sự hiện đại, đảm bảo về hiệu quả kinh tế và quan trọng hơn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

“Dệt may Việt Nam là tấm gương cho Bangladesh”

“Dệt may Việt Nam là tấm gương cho Bangladesh”

Hãng thông tấn Pháp AFP vừa có bài viết phản ánh về tình trạng thiếu an toàn lao động tại các công xưởng dệt may ở Bangladesh và đưa ra quan điểm cho rằng Việt Nam chính là tấm gương để quốc gia Nam Á này noi theo.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư