
-
ĐHĐCĐ Gỗ Đức Thành: Vẫn giữ kế hoạch tăng trưởng trong năm 2025
-
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng -
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025
Sáng ngày 18/4, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đại hội ghi nhận tổng cổ đông và đại diện tham gia đạt 53,72% tổng cổ phần biểu quyết có quyền tham gia Đại hội, Đại hội đủ điều kiện tổ chức.
Ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT lên kế hoạch trong năm 2025, Công ty đảm bảo công tác vận hành các dự án BOT đang trong quá trình thu phí; đẩy mạnh công tác hoàn thiện hồ sơ pháp lý các dự án bất động sản; tiếp tục gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu thông qua việc tái cấu trúc nguồn vốn theo các nghị quyết của Đại hội; nâng cao sức khỏe tài chính, tập trung thanh toán các khoản vay đến hạn và trước hạn để tiết giảm chi phí lãi vay; và tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng chiến lược, tạo động lực tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.
“Đây không chỉ là cơ hội mở rộng quy mô mà còn là bước đi quan trọng để khẳng định vị thế Công ty trong ngành”, ông Hoàng kỳ vọng về việc đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng trong thời gian tới.
Trong năm 2025, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đặt kế hoạch tổng doanh thu 3.888 tỷ đồng, giảm 10,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 335 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc lý giải việc lên kế hoạch lợi nhuận thấp trong năm 2025 do bất cập quy định kế toán. Trong đó, lợi nhuận chưa phản ảnh hết lợi nhuận do sự khác biệt tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS), đặc biệt liên quan cách xác nhận giá trị tài sản, lợi nhuận thực tế theo dự án thu phí BOT và dự án bất động sản.
Ví dụ, tại dự án NBB Garden III, Công ty bắt đầu đền bù từ năm 2008, dự án bắt đầu xây dựng và bán hàng năm 2026 và bàn giao năm 2028. Trong đó, quy định sẽ hạch toán toàn bộ lợi nhuận trong năm 2028 khi bàn giao dự án. Tuy nhiên, thực tế, để có thể hạch toán dự án, Công ty phải mất 20 năm để triển khai, giai đoạn triển khai không hạch toán được lợi nhuận cho tới khi dự án hoàn thành bàn giao.
Được biết, cuối năm 2024, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 4396/QĐ-UBND cho dự án Khu dân cư NBB Garden III tại Phường 16, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh của Năm Bảy Bảy. Trong đó, dự án có quy mô 5,27 ha, tổng vốn đầu tư 4.478 tỷ đồng.
Thêm nữa, dự án thu phí, doanh thu thu phí tăng dần theo thời thời, năm cuối cùng khai thác có doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, năm đầu khai thác, năm đó có nợ vay lớn nhất, vì vậy chi phí nợ vay lớn nhất. Vì vậy nếu đầu tư nhiều dự án BOT, những năm đầu khai thác có thể lỗ, đây là lỗ giả nhưng đến năm cuối cùng lãi rất cao, nhưng lãi rất cao lại cũng là lãi giả.
“CII đang kiến nghị Bộ Tài chính cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với doanh nghiệp dự án BOT. Cụ thể, sau khi lập Báo cáo tài chính theo phương án phân bổ doanh thu/chi phí thực tế vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp BOT sẽ xác định lại giá trị còn được thu hồi ước tính từ dự án BOT (theo phương pháp chiết khấu dòng tiền) cho các năm còn lại của dự án”, ông Bình kiến nghị thêm.
Về phân phối lợi nhuận, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông qua kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2024 với tỷ lệ 12% và dự kiến tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 12% trong năm 2025.
Ngoài ra, về nhân sự, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cũng thông qua cổ đông miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT của ông Lưu Hải Ca và bầu bổ sung ông Lê Phạm Ngọc Phương.
Theo tìm hiểu, ông Ngọc Phương sinh năm 1977, trình độ chuyên môn cử nhân chuyên ngành Kế toán kiểm toán. Trong đó, trước khi ứng cử vào CII, từ tháng 4/2024 tới nay, ông Ngọc Phương đang là Phó Tổng giám đốc điều hành tại CTCP Logistic BHG Long Thành.
Trước đó, ông Ngọc Phương còn từng đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc tài chính tại Công ty Capella Holdings, Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Capella D1 thuộc Tập đoàn Capella; Phó tổng giám đốc điều hành CTCP Lothamilk…
Ngoài ra, về kế hoạch tăng vốn, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông qua điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 14%, tương ứng phát hành thêm hơn 76,9 triệu cổ phiếu và nếu phát hành thành công, vốn điều lệ tăng từ 5.494,8 tỷ đồng lên 6.264 tỷ đồng và dự kiến triển khai trong năm 2025, sau khi được chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Phần thảo luận:
Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc đã trả lời các câu hỏi của cổ đông.
Kế hoạch lợi nhuận thấp trong năm 2025, Công ty có cơ sở đảm bảo cổ tức 12% trong năm 2025?
Thực tế, lợi nhuận còn lại luỹ kế của Công ty đang là 1.700 tỷ đồng, Công ty chia cổ tức dựa trên lợi nhuận luỹ kế tích luỹ còn lại, không chỉ riêng năm 2025. Vì vậy, Công ty tự tin đảm bảo cổ tức năm 2025 với tỷ lệ 12% như tờ trình.
Việc áp thuế đối ứng có ảnh hưởng tới CII?
Đối với thuế, nếu Mỹ áp thuế đối ứng như đã công bố, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Công ty. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ không quá lớn.
Trong đó, Công ty không vay nợ bằng USD, không có kế hoạch vay ngoại tệ, nên giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng tỷ giá. Thêm nữa, nguồn thu 100% bằng nội tệ, vì vậy Công ty đã dừng kế hoạch vay ngoại tệ từ nhiều năm và đang vay toàn bộ nội tệ; và tài sản Công ty đầu tư chủ yếu vào hạ tầng (95% tổng tài sản), vì vậy ít bị ảnh hưởng bởi vì việc đi lại, giao thương vẫn tiếp diễn dù có bị áp thuế đối ứng.
“Doanh số thu phí không giảm đáng kể nhưng có rủi ro liên quan lãi suất, nếu mà thị trường biến động mạnh, biến động lãi suất sẽ là rủi ro đối với Công ty do với đặc thù ngành hạ tầng vay nợ lớn, vì vậy có rủi ro liên quan lãi suất. Tuy nhiên, Công ty đã có kế hoạch dự phòng”, ông Bình cho biến thêm.
Được biết, tại thời điểm 31/12/2024, Công ty đang có dư nợ 20.346,4 tỷ đồng nợ vay, bằng 223% vốn chủ sở hữu.
Tác động của việc sáp nhập tỉnh thành?
Tới thời điểm này vẫn bình thường, hoạt động CII kỳ vọng tốt hơn. Trong đó, đơn cử, trước đây một dự án phải trình nhiều cấp, nay trình ít cấp hơn và làm việc với cơ quan quản lý nhà nước tốt hơn. Sáp nhập tạo cơ hội tốt cho CII nhưng phải chờ thời gian mới xác định chính xác.
Chia sẻ tiến độ kế hoạch M&A dự án BOT đã chia sẻ Đại hội trước?
Công ty đã nhận thoả thuận dự án BOT, theo quy định thoả thuận bảo mật không công bố nhưng về cơ bản xong rồi. Trong đó, khi mà hoàn thành, Công ty sẽ chính thức công bố.
Được biết, tại Đại hội năm 2024, CII cho biết đang trong quá trình thương lượng mua lại 100% một dự án BOT với mức đầu tư khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ thương lượng xong vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2024.
Dự án NBB Garden III (đổi tên thành dự án Jasari 577) trước đây đã bán cho khách hàng, nay đổi tên lại và Công ty có cam kết với người mua sản phẩm trước đây?
Dự án Jasari 577 thuộc CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB), tôi đảm bảo với cổ đông, việc thực hiện các cam kết của CII và đơn vị thành viên, Công ty con của CII luôn thực hiện đúng cam kết với bên thứ ba và Công ty chưa bao giờ vi phạm cam kết nào với đơn vị thứ ba.
Kết thúc Đại hội, Công ty thông qua toàn bộ tờ trình.

-
ĐHĐCĐ CII: Thông qua kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn lên 6.264 tỷ đồng -
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE -
Hoạt động 12 năm, một công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ngoại báo lỗ đến 11 năm -
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn -
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng -
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Kiên định với “AI bán xe số xanh”, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu