-
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu
Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Thép Nam Kim chia sẻ về lĩnh vực tôn mạ năm 2022, sản lượng tiêu thụ sản lượng tôn mạ sụt giảm so với năm 2021. Trong đó, nhu cầu thị trường nội địa sụt giảm.
Được biết, dựa trên đột biến năm 2021, bước sang năm 2022 sản lượng tiêu thụ tôn mạ toàn ngành còn 4,2 triệu tấn so với năm 2021 là 5,3 triệu tấn, suy giảm so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng bán hàng của Tôn Nam Kim ghi nhận 706.673 tấn, bằng 76% so với thực hiện năm 2021. Riêng đối với thị trường xuất khẩu, sản lượng bán ra ghi nhận 502.042 tấn, bằng 69% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh tiêu thụ cả thị trường trong nước, xuất khẩu ngành tôn mạ đều sụt giảm, thị phần Công ty vẫn khoảng 17%.
“Thị trường nội địa suy yếu, thị trường xuất khẩu sụt giảm, hoạt động đầu tư, mở rộng nhà máy ngừng lại do nhu cầu suy yếu, hoạt động cấp vốn từ ngân hàng bị chậm lại và lãi suất tăng cao. Khối FDI, hoạt động đầu tư mới sụt giảm, ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu thụ tôn, thép cho xây dựng công nghiệp. Đối với mảng dân dụng, thu nhập dân cư sụt giảm, lao động bị sa thải… điều này ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và tiêu thụ, hoạt động xây dựng dân dụng suy giảm”, Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Thép Nam Kim lý giải nguyên nhân kết quả doanh nghiệp tôn mạ không đạt kỳ vọng năm 2022.
Công ty gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất ngờ. Công ty không đổ thừa yếu tố khách quan, thừa nhận liên quan tới một số hoạt động điều hành. Trong đó, giá HRC giảm mạnh, nửa sau năm 2022, giảm từ 950 USD/tấn về khoảng 530-540 USD/tấn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kế hoạch lãi 400 tỷ đồng trong năm 2023
Nhìn về tương lai, ông Võ Hoàng Vũ cho biết nền kinh tế trong nước và thế giới sẽ bất ổn, sức cầu suy yếu giai đoạn 2023-2024, Công ty nhìn ngắn hạn là thận trọng, ngắn hạn sẽ thích ứng nhanh chóng trước thay đổi bất ngờ của thị trường. Trong đó, nhìn diễn biến mỗi thời điểm khác nhau, theo quý, để linh hoạt trong điều hành.
Trong năm 2023, Thép Nam Kim đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 20.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 400 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 106,91 tỷ đồng, tức tăng thêm 506,91 tỷ đồng. Trong đó, ước tính tổng sản lượng là 940.000 tấn.
Tổng giám đốc Võ Hoàng Vũ, hiện nay, về hàng tồn kho, trong năm 2022 tồn kho khá cao so với sản lượng bán hàng bình quân. Tại thời điểm cuối quý I/2023, tồn kho khoảng 6.000 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng.
Về tồn kho, Công ty bất ngờ tới quản trị hàng tồn kho từ đầu quý III/2022, Công ty gặp khó khăn điều này. Từ quý III và Quý IV/2022, mất thanh khoản khi giá HRC giảm từ 950 USD/tấn về 530 USD/tấn. Khi chu kỳ giá giảm từ và bắt đầu tư cuối tháng 11/2022 tạo đáy và tăng lên, quan điểm Công ty phải chuẩn bị cho hoạt động quý I/2023, Công ty vẫn phải mua thêm tồn kho.
Nếu chúng ta giảm tối đa tồn kho, tồn kho ít ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng và kinh doanh, cuối quý IV/2022 vẫn nhập hàng, hiện nay từ quý I-II/2023, hàng tồn kho sẽ giảm do đã chuẩn bị tồn kho từ quý IV/2022.
Hoạt động kinh doanh và giá vốn, tương đối tốt, đảm bảo quý II/2023, Công ty dự kiến sẽ có lãi.
Chủ tịch Hồ Minh Quang nói về giá HRC, chúng ta lời nhiều khi giá cao khi tồn kho thấp, khi giá tăng sẽ lãi. Năm 2022, Công ty lỗ một con số chấp nhận được, Công ty tự tin giá bình quân đã về mức an toàn.
Được biết, trong năm 2022, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 23.071,25 tỷ đồng, giảm 18,1% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế lỗ 124,68 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 2.225,3 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 15,2% về còn 6,4%. Bên cạnh đó, trong năm 2022, Thép Nam Kim đã giữ được thị phần Top 3 công ty tôn mạ lớn nhất Việt Nam khi có thị phần 16,9%.
Về cổ tức, Thép Nam Kim dự kiến không trả cổ tức năm 2022 do lợi nhuận sau thuế là âm.
Chủ tịch Hồ Minh Quang cho biết thực ra cổ tức, tôi là người quan tâm nhất vì là cổ đông lớn nhất. Mặc dù lợi nhuận chưa phân phối còn nhiều, nếu chia hết, sẽ gây áp lực lên ban điều hành. Chúng ta vẫn chưa biết thế giới như thế nào, mình chia cổ tức càng lớn, rủi ro càng lớn. Cổ đông bình tĩnh, khi thị trường thuận lợi, Công ty sẽ chia nhiều hơn.
Nhìn tổng thể, không thể vì lợi ích nhỏ mà quên lợi ích lớn, mong cổ đông thông cảm về không trả cổ tức năm 2022.
Một nội dung đáng chú ý khác, Công ty dự kiến tiếp tục thực hiện sáp nhập Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam và ủy quyền cho HĐQT thực hiện việc sáp nhập.
Tổng giám đốc chia sẻ mục đích thâu tóm, do nhu cầu công ty muốn mở rộng kho hàng, bản thân không trực tiếp mua lại đất được, mà bản chất doanh nghiệp mục tiêu không phát sinh doanh thu, nên công ty mua lại công ty để sở hữu đất làm nhà kho.
Thép Nam Kim tạm dừng kế hoạch mở rộng
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Ban lãnh đạo Thép Nam Kim từng chia sẻ tham vọng đầu tư thêm dự án có công suất 1,2 triệu tấn (tương đương công suất nhà máy hiện tại). Nhà máy mới này có tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.500 tỷ đồng, Công ty chủ yếu dùng vốn tự có, chưa có kế hoạch vay nợ.
Chủ tịch Hồ Minh Quang cho biết do tình hình dịch bệnh, khó khăn, Công ty đang làm thủ tục, chưa triển khai, khả năng lùi thời gian triển khai rất lâu khi kinh tế phục hồi, nhu cầu tăng. Hiện tại, Công ty mới mua đất từ rất lâu.
Sẽ có lãi trong quý II và kỳ vọng cổ phiếu được cấp margin trở lại sau 6 tháng đầu năm
Chia sẻ về kết quả kinh doanh, Chủ tịch Hồ Minh Quang, thực ra quý I khó khăn, giá cả mới ổn định và thêm nghỉ Tết, quý I/2023, Công ty sẽ tương đối tốt hơn so với đơn vị cùng ngành, nhưng nhu cầu của thép không cao. Công ty có thể hoà vốn, hoặc lỗ một ít, đảm bảo giá HRC đã đưa về giá thị trường, kết quả kinh doanh quý 2 sẽ sáng sủa hơn rất nhiều.
Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc nói thêm theo kế hoạch dự kiến, doanh thu sụt giảm trong quý I/2023, lợi nhuận không tốt, quý I/2023 có thể âm, mà âm ít hơn so với quý III và quý IV/2022. Trong đó, ước tính quý I/2022, lợi nhuận âm khoảng gần 50 tỷ đồng.
Về vấn để cổ phiếu bị cắt margin sau báo cáo lỗ năm 2022, Chủ tịch Hồ Minh Quang, Công ty bị cắt margin mà giá cổ phiếu không rớt, hiện nay trả lời hơi khó thời điểm cổ phiếu được cấp margin trở lại, hy vọng cổ phiếu sẽ được cấp margin trở lại với xác suất trên 70% sẽ được cấp lại margin sau 6 tháng đầu năm 2023.
-
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024