Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đi siêu thị giùm: Grab, Now gia tăng cạnh tranh lên doanh nghiệp nội
Huy Vũ - 01/09/2020 15:30
 
Thị trường đi siêu thị giùm đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, trong đó lợi thế đang nghiêng hẳn về nhóm ngoại.
.
Doanh thu của mô hình đi chợ thuê đến từ 2 nguồn: thu trung bình khoảng 10% phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng phát sinh từ phía đối tác (siêu thị, cửa hàng) và phí giao hàng.

Sức bật từ Covid-19

Chopp.vn có thể xem là cái tên hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực đi siêu thị giùm. Năm 2015 là năm chứng kiến sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh này như như Greenbag.vn (Cùng mua), Suma.vn (VC Corp), Citiship…, nhưng chỉ 2 năm sau, phần lớn doanh nghiệp bỏ cuộc vì không chịu nổi chi phí. Chopp.vn tồn tại nhờ tối ưu được chi phí vận hành và đây cũng là yếu tố giúp đơn vị này gọi được tổng cộng hơn 11 tỷ đồng vốn đầu tư.

Chopp.vn hiện là đối tác của hơn 50 siêu thị và cửa hàng tại TP.HCM, thực hiện hơn 10.000 giao dịch/tháng với tỷ lệ khách hàng quay lại lên đến 60%.

Dịch bệnh xảy ra khiến nhu cầu đi siêu thị giùm tăng mạnh và mảnh đất khá yên bình của Chopp.vn trong 5 năm qua bất ngờ dậy sóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngoại đổ vào khiến thị trường này sôi động hơn và cũng tạo thách thức không nhỏ với Chopp.vn.

Chẳng hạn, GrabMart ra mắt đầu tháng 3/2020, nhưng đến nay đã có hơn 150 đối tác như chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại Big C, Saigon Coop (CoopFood, CoopXtra, Cheers), AEON (Nhật Bản), chuỗi cửa hàng Guardian...

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết, lượng đơn hàng bình quân hằng ngày và đối tác tham gia GrabMart đã tăng 10 lần, với tốc độ tăng trưởng theo tuần vẫn được duy trì ổn định ở mức 2 chữ số.

Tương tự, NowFresh, thành viên của Now - công ty trực thuộc Sea (Singapore) là cái tên nổi bật thứ hai trong nhóm ngoại.

Bắt đầu được triển khai từ năm 2018 tại TP.HCM, dịch vụ NowFresh đã mở rộng ra Hà Nội và Đà Nẵng. Thời gian qua, NowFresh cũng hình thành mạng lưới đối tác khá phổ biến như Big C, CircleK, Nam An Market…

Áp lực của nhóm ngoại

Sôi động hơn đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh cũng lớn hơn và lợi thế đang nghiêng về nhóm ngoại.

Có thể thấy, mô hình đi siêu thị giùm cũng tương tự giao thức ăn trực tuyến hiện nay khi một đối tác có thể đồng thời hợp tác với nhiều nền tảng khác nhau. Một khi không có yếu tố độc quyền thì để thu hút khách hàng, các nền tảng chỉ có cách là gia tăng đối tác để tăng tính đa dạng.

Đây là yếu tố mà nhóm ngoại có lợi thế hơn. Như GrabMart chẳng hạn, trong vòng 4 tháng đơn vị này đã có lượng đối tác tương đương với mấy năm hoạt động của Chopp.vn.

Doanh thu của mô hình đi chợ thuê đến từ 2 nguồn: thu trung bình khoảng 10% phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng phát sinh từ phía đối tác (siêu thị, cửa hàng) và phí giao hàng. Tuy nhiên, 2 nguồn thu này không thấm vào đâu so với việc trợ giá, chạy các chương trình tiếp thị thu hút khách hàng tham gia trong thời gian qua.

Bên cạnh lợi thế về tài chính, nhóm ngoại có thêm một lợi thế là cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, chứ không riêng đi siêu thị thuê.

Hiện chưa có báo cáo cụ thể về quy mô thị trường đi siêu thị giùm ở Việt Nam, nhưng việc gia tăng sự hiện diện của nhóm ngoại ở lĩnh vực này trong thời gian tới gần như là chắc chắn, vì đây là dịch vụ thúc đẩy việc thanh toán trực tuyến khá tốt.

Bà Hải Vân cho rằng, khi người tiêu dùng dần thích nghi với các biện pháp hạn chế di chuyển và các ly xã hội, thì nhu cầu về giao thức ăn, hàng hóa, đặc biệt là nhu yếu phẩm, sẽ tăng nhanh.

Trước sức ép mạnh mẽ của nhóm ngoại, một số doanh nghiệp trong nước chọn phát triển theo thị trường ngách, như trường hợp của Cooky Market, với mô hình cung cấp và giao thức ăn sơ chế sẵn, ra mắt hồi tháng 6/2019.

Trên thực tế, hiện cũng là thời điểm thích hợp nhất để thuyết phục các đối tác tham gia. Chính vì thế, thời gian tới, Grab sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh để tăng sự đa dạng cho GrabMart.

“Chúng tôi tin rằng, khi GrabMart có thể cung cấp đúng dịch vụ khách hàng mong muốn, với chất lượng họ mong muốn, vào đúng thời gian họ cần với mức giá phù hợp, sau đó còn có thêm những tiện ích, giá trị khác nữa, thì khách hàng sẽ vẫn chọn GrabMart, ngay cả khi các quy định về hạn chế di chuyển được nới lỏng”, bà Vân nói.

Đồng quan điểm, đại diện NowFresh cho rằng, sẽ vẫn có nhóm khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ đi chợ trực tuyến ngay cả khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Sự phát triển của mô hình thực phẩm đảm bảo nguồn gốc cùng nhóm khách hàng trẻ tuổi đang góp phần thay đổi thói quen đi chợ truyền thống.

Không chia sẻ kế hoạch cụ thể, nhưng đại diện NowFresh khẳng định, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống đối tác, đa dạng sản phẩm trong năm 2020.

Trước sức ép mạnh mẽ của nhóm ngoại, một số doanh nghiệp trong nước chọn phát triển theo thị trường ngách, như trường hợp của Cooky Market, với mô hình cung cấp và giao thức ăn sơ chế sẵn, ra mắt hồi tháng 6/2019.

Ông Nguyễn Lương Minh Vương, Giám đốc Điều hành Cooky cho biết, khác với mô hình đi siêu thị giùm, Cooky Market tập trung vào nhóm khách hàng thích nấu ăn. Nhóm này có thói quen mua đồ ăn sơ chế sẵn rồi chế biến theo công thức.

Hàng Việt chiếm tỷ lệ rất cao tại hệ thống siêu thị trong nước
Hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trên 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư