Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Địa phương được huy động tối đa 30% vốn đầu tư
Duy Hữu - 04/05/2015 15:57
 
Đó là quy định tại dự thảo thông tư Hướng dẫn cơ chế huy động vốn của chính quyền địa phương mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp.

Theo đó, mục đích huy động vốn của chính quyền địa phương nhằm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.

Về nguyên tắc huy động vốn, UBND cấp tỉnh huy động vốn khi có nhu cầu đầu tư nhưng phải đảm bảo việc huy động vốn theo quy định của pháp luật, sử dụng vốn đúng mục đích và có nguồn trả nợ gốc, lãi đến hạn.

Công tác tổ chức huy động vốn được thực hiện công khai minh bạch, chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình thủ tục theo quy định hiện hành.

UBND cấp tỉnh đảm bảo dư nợ trước và sau khi huy động vốn không vượt quá hạn mức huy động vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn.

Về hạn mức huy động vốn, đảm bảo không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

Riêng đối với Thành phố Hà Nội, mức  dư nợ không được vượt quá 100% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp thành phố, theo quy định tại Nghị định số 123/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2004 quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

b
b

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, mức dư nợ không được vượt quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp thành phố theo quy định tại Nghị định số 61/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/6/2014 quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư