-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Trong số 10 địa phương có số ca nhiễm trung bình cao nhất tuần, Hà Nội luôn đứng đầu danh sách.
Trong đợt dịch bùng phát lần 4 (từ ngày 29/4/2021), Hà Nội có tổng cộng 94.325 ca. Tổng số người tử vong do Covid-19 cộng dồn là 351 người.
Dịch bệnh tại TP.HCM đang giảm nhiệt những ngày vừa qua. |
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội trong ngày 17/1, Thành phố đang điều trị cho 61.147 người mắc Covid-19.
Hiện toàn thành phố có 61.147 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (135), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (220), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3517), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1269), cơ sở thu dung quận, huyện (5367), theo dõi cách ly tại nhà (50.639).
Số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 05 người; số ca tử vong trong ngày là 13 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 364 người.
Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 16/1, cho thấy Hà Nội có 2.015 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tổng số mũi vắc-xin đã tiêm là hơn 13,73 triệu, trong đó có hơn 1,7 triệu người được tiêm mũi 3 (cao thứ 2 cả nước, sau TP.HCM).
Theo cập nhật mới nhất, Hà Nội duy trì mức độ dịch 2 (vùng vàng - nguy cơ). Hà Nội vẫn có 7 quận/huyện cấp độ 3; 23 quận/huyện/thị xã cấp độ 2.
Các khu vực cấp độ dịch 3 gồm: Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm. Toàn thành phố không có địa bàn nào ở cấp 4 (nguy cơ rất cao, màu đỏ), nhưng cũng không còn quận, huyện nào cấp độ 1 (nguy cơ thấp, màu xanh).
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân trên địa bàn Thành phố khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc Covid-19, tránh lây lan ra cộng đồng.
Còn tại TP.HCM, theo thông báo của Bộ Y tế, hiện Thành phố có 204 ca mắc Covid-19. Đây là số lượng thấp kỷ lục ghi nhận tại thành phố này kể từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Nhiều ngày qua, số ca nhiễm ở thành phố này liên tiếp giảm sâu, từ 402 ca ngày 14/1, 364 ca ngày 15/1, 289 ca ngày 16/1 và 204 ca ngày 17/1.
Trong 7 ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian dài căng mình chống dịch. Các chỉ số dịch tễ bao gồm tỷ lệ F0/100.000 dân/tuần, ca nhập viện, tử vong đã được kéo giảm mạnh so với giai đoạn từ tháng 7 đến cuối tháng 9.
Ngày 17/1, số ca tử vong của TP.HCM là 12 người (một ca từ Tiền Giang chuyển đến). Đây là con số thấp nhất trong nhiều tháng qua.
Trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Sở Y tế TP.HCM có kế hoạch cho tạm ngưng 4 bệnh viện dã chiến. Quyết định này giúp lực lượng y tế có thời gian hồi phục lại sức khỏe, các y bác sĩ được rút về cơ quan.
TP.HCM hiện là nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm biến chủng Omicron nhất cả nước (30/68 ca). Tất cả đều là người nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất, được cách ly ngay.
Để ngăn biến chủng Omicron xâm nhập, Thành phố đang chủ động giám sát chặt chẽ tất cả con đường, từ cửa khẩu đến cộng đồng và test nhanh các trường hợp nhập cảnh.
Theo đó, tất cả người nhập cảnh test nhanh dương tính đều được chuyển cách ly tại Bệnh viện Dã chiến số 12 (An Khánh, TP.Thủ Đức). Trong quá trình cách ly, họ được lấy mẫu bệnh phẩm để giải trình tự gene xác định chủng virus.
Trong nước, TP.HCM cũng có lực lượng thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm tầm soát khu vực có nhiều người nhập cảnh, nơi có dấu hiệu tăng số ca nhiễm nổi trội để tầm soát xem có biến chủng Omicron tại cộng đồng hay không.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị lãnh đạo các bệnh viện luôn sẵn sàng lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch trong vòng 24 giờ khi sở y tế chỉ đạo kích hoạt lại hoạt động của các bệnh viện dã chiến.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả