
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
![]() | ||
TS.Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia |
Đánh giá về kết quả chính sách tiền tệ 4 tháng đầu năm, TS. Cao Sĩ Kiêm cho rằng, chính sách tiền tệ đã đạt 3 thành tựu.
Thứ nhất là góp phần kiềm chế lạm phát thành công, ổn định giá trị tiền đồng. Có thể nói, đây là thắng lợi lớn nhất của chính sách tiền tệ.
Thứ hai, trong bối cảnh DN gặp nhiều khó khăn như hiện nay, NHNN đã kiên trì giảm lãi suất theo mức độ giảm của lạm phát, ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi. Tín dụng chưa tăng trưởng nhiều nhưng đã hướng được vào các đối tượng ưu tiên.
Thứ ba, quản lý thị trường vàng đã đạt được thành công bước đầu, đáp ứng được nhu cầu tất toán hàng chục tấn vàng của các ngân hàng mà không gây sốt giá, rối loạn thị trường, không nảy sinh tình trạng đầu cơ.
Với những thành tựu này, TS. Cao Sĩ Kiêm “chấm điểm” NHNN cao nhất trong các ngành kinh tế.
Tuy vậy, bên cạnh những điểm cộng, chính sách tiền tệ vẫn còn những điểm trừ.
Thứ nhất, với thị trường vàng, vẫn còn hai thách thức với cơ quan quản lý là chênh lệch giá vẫn cao và chưa huy động được vàng trong dân.
Thứ hai, lãi suất cho vay dù đã hạ nhưng vẫn còn quá cao so với lợi nhuận của DN. HIện nay, tỷ suất lợi nhuận trung bình của DN Viêt Nam chỉ 8-10%/năm, trong khi lãi vay ngắn hạn hiện nay là 11-13%/năm.
Thứ ba, cũng là vấn đề lớn nhất, đó là nợ xấu. Nợ xấu hiện nay mới giảm do cơ cấu nợ, còn số nợ xấu đã được giải quyết thực chất chưa nhiều là nguyên nhân khiến tín dụng bị tắc, DN không dám vay, ngân hàng không dám cho vay.
Trong khi đó, dù Nghị định thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được ký, song TS. Cao Sĩ Kiêm cho rằng, công ty này chỉ tạm giãn thời gian xử lý nợ xấu chứ không thể trông cậy nhiều.
“Giải pháp gốc rễ là phải giải quyết chất lượng nền kinh tế, sức khỏe của DN, gạt những DN, ngân hàng không đủ chất lượng ra khỏi thị trường. Muốn để DN tiếp cận được vốn phải tăng tổng cầu, giảm tồn kho…”.
Để tăng tổng cầu, theo TS. Cao Sĩ Kiêm, Chính phủ nên cân nhắc việc tăng bội chi ngân sách.
Hà Tâm
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu