-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát vẫn ở mức một con số tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư châu Âu vào môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy của ABB Việt Nam tại Bắc Ninh |
Điểm đến đầu tư hấp dẫn
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… luôn khẳng định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Báo chí nước ngoài vừa đưa tin, Foxconn, đối tác sản xuất của Apple đã hoàn tất việc thuê đất để mở rộng nhà máy ở Bắc Giang. Nhiều khả năng, khu đất này liên quan đến dự án 300 triệu USD mà Foxconn dự định triển khai tại Việt Nam từ năm ngoái, nhằm dịch chuyển việc sản xuất một số sản phẩm của Apple khỏi Trung Quốc, theo yêu cầu của phía Apple.
Việc “ông lớn” Apple liên tục hối thúc các đối tác sản xuất dịch chuyển nhà máy sang một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đã chứng tỏ tiềm năng không nhỏ của điểm đến đầu tư Việt Nam.
Thậm chí, trong Sách trắng 2022-2023 mà Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố, tổ chức này còn khẳng định: “Việt Nam là điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn”. Theo EuroCham, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với lạm phát vẫn ở mức một con số tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường thương mại và đầu tư của đất nước.
Sách trắng của EuroCham nêu rõ, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã liên tục cải cách quy định pháp luật trong nước để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư quốc tế.
“Chi phí kinh doanh thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi cho kinh doanh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài”, EuroCham nhấn mạnh.
Có chung quan điểm, khi dẫn đầu đoàn gồm 50 lãnh đạo doanh nghiệp lớn tới Việt Nam mới đây, ông Jens Ruebbert, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hội đồng Doanh nghiệp EU - ASEAN cũng nhấn mạnh, việc kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã đưa Việt Nam trở thành “một hiện tượng trên thế giới”, một điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp.
“Việt Nam đang và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa với EU về thương mại và đầu tư, nhất là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động hiện nay”, ông Jens Ruebbert nói.
Tất cả các nhận định trên có lẽ tương đồng với kết quả khảo sát mà EuroCham, cũng như Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã thực hiện thời gian gần đây. Nếu kết quả khảo sát của EuroCham cho thấy, 37% doanh nghiệp dự kiến tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam vào cuối năm 2022, 1/4 số công ty đã chuyển hoạt động của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam; thì với các doanh nghiệp Nhật Bản, hơn 60% số doanh nghiệp được hỏi cho biết, họ sẵn sàng mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cao nhất trong các nước ASEAN.
Thậm chí, theo ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, kết quả khảo sát đối với 3.100 doanh nghiệp có trụ sở tại Nhật Bản cho thấy, Việt Nam xếp thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ về thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản. “Việt Nam đang trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Nakajima Takeo nói.
Vẫn còn những trở ngại phải vượt qua
Dù Việt Nam hấp dẫn, nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại phải vượt qua, để có thể cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực, như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan…
Bất chấp dịch bệnh, 3 năm qua, Trung Quốc vẫn thu hút được một lượng vốn đầu tư khổng lồ. Năm 2022, thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã lập kỷ lục mới khi lần đầu vượt mức 1.200 tỷ nhân dân tệ, cao hơn khá nhiều so với con số 1.090 tỷ nhân dân tệ (tương đương 140 tỷ USD) của 10 tháng đầu năm.
Trung Quốc không chỉ vẫn là một trong những quốc gia thu hút đầu tư lớn nhất thế giới, mà năm 2022, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao ở nước này đã tăng vọt, xấp xỉ 60% so với năm trước. Và tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài đặt niềm tin vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, cũng như có kế hoạch duy trì mở rộng hoạt động đầu tư tại nước ngoài, theo số liệu điều tra của Hiệp hội Xúc tiến thương mại Trung Quốc (CCPIT), đều lên tới 98-99%, một tỷ lệ rất cao.
“37% doanh nghiệp châu Âu được hỏi dự kiến tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam vào cuối năm 2022. Việt Nam có thể tăng mức đầu tư này bằng cách giảm bớt các trở ngại về thủ tục hành chính (70%), cải thiện cơ sở hạ tầng (53%), nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực (35%) và giảm rào cản thị thực cho chuyên gia nước ngoài (47%)”, EuroCham khuyến nghị.
Thậm chí, trong đề xuất của mình, phía EuroCham cho biết, để thu hút đầu tư nước ngoài lớn hơn, Việt Nam có thể tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI, cải thiện đối thoại với cơ quan chính phủ, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam.
Thẳng thắn đề cập câu chuyện thuế tối thiểu toàn cầu, vốn đang là vấn đề “nóng” đối với không chỉ Việt Nam, EuroCham cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên hợp tác với các nước đang phát triển khác để đàm phán các điều kiện hạn chế, ngoại lệ, nhằm bảo vệ các lợi ích ưu đãi thuế của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành cụ thể, dựa trên mức độ sử dụng lao động, chuyển giao công nghệ để hiện đại hóa phát triển kinh tế…; hoặc duy trì giai đoạn chuyển tiếp, gia hạn đăng ký, ví dụ 2-3 năm, đối với đầu tư vào các nước đang phát triển.
Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản đề cập các vấn đề cụ thể, tỉ mỉ hơn, như sự lãng phí về thời gian và chi phí cho các loại thủ tục gây cản trở cho hoạt động kinh doanh và đầu tư mới, hay các vấn đề về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành không minh bạch. Các yêu cầu về giao dịch không chính thức như tiền “cảm ơn, lại quả” cũng đã được các doanh nghiệp Nhật Bản nhắc đến…
“Doanh nghiệp Nhật Bản thường chú trọng việc tuân thủ quy định. Do vậy, họ thường kỳ vọng môi trường kinh doanh tốt để dễ dàng hoạt động. Những khó khăn trên có thể làm mất đi cơ hội đầu tư mới hoặc tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam”, ông Nakajima Takeo nói.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024